Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: BOM NƯỚC VÀ CHUYỆN NGOẠI NGỮ CỦA CÁC GIÁO SƯ

Đào Tuấn
25-9-2012

Sau những lời khẳng định “bình thường”, “an toàn”, các nhà khoa học ai về nhà nấy. Nhưng sự bình thường trên giấy không thể thay thế cho cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng của những người tai nghe mắt thấy sấm nổ và đất rung. Sự bình thường ở Thủ đô không thể thuyết phục được những người đang sống dưới quả bom nước hiện đang cao tới 161m

Trong vòng 12 tiếng đồng hồ, đã xảy ra 7 trận động đất. Trong đó có “động đất kép”; Có động đất tới 4,8 độ Richter, dư chấn kéo dài suốt 10 giây, với tiếng nổ được mô tả là “như sấm” với “lòng đất như có con sóng chạy rùng rùng khắp nơi”. Thế là chỉ trong 1 tháng, Bắc Trà My đã xảy ra 28 trận động đất, với cường độ ngày càng mạnh và mật độ ngày càng dày. Và, không ít trong số đó, được Chính phủ thừa nhận là “động đất kích thích”, tức động đất do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ra.

Vậy mà các nhà khoa học sau đó, với sự can đảm giống hơn với liều lĩnh vẫn kết luận bằng hai chữ “bình thường”, “an toàn”, “kể cả khi xảy ra động đất lớn hơn so với cấp động đất cực đại trong thiết kế”. Mức “cực đại trong thiết kế” là 5,5 độ Richter, trong khi theo GS Cao Đình Triều: “Khu vực này có thể xảy ra động đất mạnh nhất đạt xấp xỉ 5,5 đến 6,1 độ Richter”.

Động đất cực đại có xảy ra không? Bao giờ xảy ra, và cực đại thực tế lớn gấp bao nhiêu lần cực đại trong thiết kế? Điều này chỉ có ông giời mới có thể trả lời. Bởi thế, không chỉ ông Chủ tịch Trà My, những người dân không học hàm học vị, không chức nọ quyền kia không thể cho là bình thường, không thể yên tâm. Tóm lại, nói như một quan chức Quảng Nam là “không thể tin”.

Tiến sĩ chuyên ngành kiến tạo Phan Văn Quýnh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sau chuyến nghiên cứu thực địa đã đưa ra kết luận: Thủy điện Sông Tranh 2 đặt không đúng chỗ, nằm trên các thành tạo granit phức hệ Bến Giăng – Quế Sơn, thân đập nằm trực tiếp trên đứt gãy đang hoạt động.

Thế còn khảo sát, thiết kế Sông Tranh 2? Thế còn các nghiên cứu về động đất ở Bắc Trà My? Không lẽ lại chỉ là những con số 0 tròn chĩnh?

Thưa các nhà khoa học, 7 trận động đất trong một ngày không thể nói là bình thường được. Thưa các giáo sư, tiến sĩ, người dân không thể yên tâm với 28 trận động đất trong một tháng, hay chính xác phải là 24 trận động đất trong 15 ngày. Và thưa các nhà quản lý, các nhà khoa học, động đất kích thích chính là hậu quả của các nghiên cứu tiền khả thi khi các vị gật đầu với vị trí đặt thủy điện Sông Tranh 2.

Sau những lời khẳng định “bình thường”, “an toàn”, các nhà khoa học ai về nhà nấy. Nhưng sự bình thường trên giấy không thể thay thế cho cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng của những người tai nghe mắt thấy sấm nổ và đất rung. Sự bình thường ở Thủ đô không thể thuyết phục được những người đang sống dưới quả bom nước hiện đang cao tới 161m.

Hôm kia, khi được hỏi về chuyện mời chuyên gia nước ngoài, một vị Tiến sĩ Phó Viện trưởng khăng khăng: Điều quan trọng hơn tất cả vẫn là sự tích cực của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước.

Đến hôm qua, lại xảy ra một câu chuyện vô cùng hài hước khi Bộ GD và ĐT có văn bản “chính thức” khẳng định: Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải giao tiếp được bằng tiếng Anh, phải đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn viết bằng ngoại ngữ, viết được các bài báo chuyên môn bằng ngoại ngữ và trao đổi (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ. Nó hài hước là ở chỗ hóa ra khoa học gia tầm GS, PGS vẫn cứ phải nói chuyện nghe nói đọc viết, trình A,B,C về ngoại ngữ. Và câu chuyện ngoại ngữ cho thấy tầm “ếch ngồi đáy giếng” của không ít các nhà khoa học.

Bây giờ mới thấy thông cảm cho bà Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh khi bà nói tiền luôn nằm trong kho bạc chờ các nhà khoa học “Cái khó ở đây là làm sao để tiêu được đồng tiền (nghiên cứu khoa học) đó”. Quả thực là Bộ Tài chính không thể chi tiền cho “ý tưởng”. Lại càng khó hơn khi mà những nghiên cứu, các khảo sát khoa học mang lại hậu quả, chứ không phải kết quả- mà những trận “động đất kích thích” mà người dân Bắc Trà My đang hàng ngày phải gánh chịu chỉ là một trong vô số những ví dụ. Chưa kể tới những đồng tiền chi ra để để đổi lại những lời trấn an “bình thường”, “an toàn”.

http://daotuanddk.wordpress.com/2012/09/25/bom-nuoc-va-chuyen-ngoai-ngu-cua-cac-giao-su/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét