Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VIỆT-NGA

Carlyle A. Thayer*,  EAF
Đặng Khương chuyển ngữ
13/10/2012 

Hình bên: Vladimir Putin (trái) và Trương Tấn Sang (phải) tại Dinh thự Tổng thống ở thành phố Sochi ngày 27/7/2012. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN

Ngày 27 tháng Bảy vừa qua, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã gặp người đồng nhiệm nước Nga, Tổng thống Vladimir Putin, tại thành phố nghỉ mát Sochi, Nga.

Hai nhân vật đã ban hành một tuyên bố chung nâng cao mối quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.

Các nhà phân tích chiến lược đã đặt ra một số câu hỏi đối với sự phát triển này. Tại sao Việt Nam và Nga tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn vào lúc này? Nga đã trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam vào năm 2001. Mối quan hệ song phương giữa hai nước đã phát triển dần dần và gần đây đã tăng tốc trong lúc nền kinh tế nước Nga đang phục hồi trở lại. Do đó, nâng cao mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện là một sự phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ riêng yếu tố này vẫn không phải là một lời giải thích đầy đủ. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã phát triển quan hệ đối tác chiến lược với tất cả bảy quốc gia khác, cụ thể là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh và Đức. Nhưng trong tất cả bảy nước này thì chỉ có duy nhất một mối quan hệ được nâng lên cấp đối tác chiến lược toàn diện vào 2009, đó là Trung Quốc.

Putin đã rất chủ động trong việc thúc đẩy Nga trở lại khu vực châu Á. Và mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam sẽ giúp Nga đạt mục tiêu này. Trong khi đó, các cuộc đàm phán liên quan đến đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã bị đình trệ. Việt Nam đã tìm cách đa phương và đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại, và đã đáp ứng lại các đề nghị của Putin. Các công ty Hoa Kỳ hiện nay sẽ phải tính toán lại xem rằng họ có bỏ lỡ các cơ hội thương mại tại Việt Nam hay không.

Tuy nhiên, cụ thể hơn thì Việt Nam và Nga muốn đạt được điều gì từ mối quan hệ này? Có bốn thành phần chính trong mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài này: hợp tác dầu khí, hợp tác năng lượng thủy điện và điện hạt nhân, thiết bị quân sự và công nghệ, và thương mại và đầu tư. Việc này còn đi kèm với ba lĩnh vực quan trọng khác: khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, cũng như văn hóa và du lịch.

Về hợp tác dầu mỏ, khí đốt và năng lượng, Việt Nam và Nga đã thành lập Vietsovpetro vào năm 1981, một liên doanh dầu khí. Doanh nghiệp này đã hoạt động rất tích cực tại thềm lục địa Việt Nam cũng như tại Nga, và đây là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất của Nga và hiện hợp đồng đã được mở ra cho đến năm 2030. Ngoài ra, Việt Nam và Nga đã nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các liên doanh khác như Rusvietpetro, Gazpromviet và Vietgazprom nhằm mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt tại các nước thứ ba. Nga cũng đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam một khoản vay 10,5 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận.

Hơn nữa, Nga hiện nay là nhà cung cấp thiết bị quân sự, vũ khí và công nghệ lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình chống tàu (tên lửa đối hạm) và Việt Nam dự kiến sẽ đặt mua thêm máy bay chiến đấu đa chức năng Sukhoi Su-30. Trong tháng Tám, Nga đã phát động xây dựng sáu tàu ngầm loại Kilo thông thường để giao cho Việt Nam trong năm năm tới. Một điểm khác trong cuộc đàm phán bao gồm cho phép Nga xây dựng cơ sở bảo trì và dịch vụ tại Vịnh Cam Ranh cũng như đào tạo các thủy thủ tàu ngầm cho phía Việt Nam. Việt Nam sẽ mở rộng cơ sở thương mại sửa chửa tàu này cho tất cả các nước, nhưng Nga sẽ được cấp các cơ chế đặc biệt vì là một đối tác chiến lược toàn diện.

Cả hai lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa hai nước hiện đang phát triển tốt, nhưng các con số tổng thể lại khá khiêm tốn. Thương mại song phương trong năm 2011 chỉ đạt 2 tỷ USD mặc dù hai nước hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020. Nga hiện đứng thứ 23 trên bảng đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Nhưng ngoài việc thúc đẩy xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, liệu Việt Nam và Nga có thể tìm kiếm sự cân bằng giữa một đối thủ thứ ba khác, trong trường hợp của Việt Nam là Trung Quốc, và phía Nga là Hoa Kỳ? Việt Nam muốn một thế giới đa dạng giữa lúc nước này đang tìm cách phát triển mối quan hệ với tất cả các cường quốc lớn trên thế giới. Cải thiện quan hệ với Nga là một phần của chiến lược lớn này. Trong khi đó, Nga không tìm kiếm sự cân bằng chống lại Hoa Kỳ quá nhiều giữa lúc nước này muốn thiết lập lại sức ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng liệu mối liên kết này sẽ tác động đến địa chính trí châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Biển Đông như thế nào? Nga là nhà cung cấp vũ khí quân sự chính với cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Nga có tùy quyền lựa chọn tiếp tục hoặc huỷ bỏ các nguồn cung cấp nếu họ muốn, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng. Đối với Biển Đông, có thêm sự hỗ trợ quân sự của Nga sẽ gúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng và cho phép nước này phát triển riêng khu vực cấm tại quần đảo Nam Sa, còn được gọi là quần đảo Trường Sa.

Tuyên bố chung giữa hai nước tiếp tục nhắc lại rằng các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình – không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực – dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển Đông. Cả hai cũng đồng ý bao gồm chủ đề an ninh khu vực vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Tóm lại, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt–Nga chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ song phương vì lợi ích chung của cả hai nước. Việc này cũng không có tác động gì lớn đối với địa chính trị trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Điều quan trọng cần lưu ý rằng Việt Nam đã thúc đẩy khái niệm quan hệ đối tác chiến lược để biểu hiện mối quan hệ song phương có bề rộng và chiều sâu.

* Carlyle A. Thayer là giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, Canberra.

Bài viết đã đã được đăng lần đầu tiên trên Global Times.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét