Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VIỆT NAM MONG MUỐN GIẢI QUYẾT SUY THOÁI KINH TẾ

Dow Jones Reporters/WSJ
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ,
20/10/2012

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết
hôm  tháng Tám rằng nợ xấu hiện 
nay
 chiếm 8,6%-10%. Ảnh: Như Ý
Quốc hội Việt Nam đang đối mặt với những thách thức khó khăn giữa lúc nền kinh tế phát triển yếu ớt, nợ xấu đe dọa ngành ngân hàng quốc gia và hệ thống chính trị kiểm soát chặt chẽ bị rung chuyển bởi những lời chỉ trích gay gắt.

Cơ quan lập pháp cho biết họ sẽ bắt đầu phiên họp kéo dài một tháng vào thứ Hai tới đây để lên kế hoạch sửa chữa nền kinh tế, tranh luận về các biện pháp chống tham nhũng và xem xét khiển trách chính thức các quan chức cao cấp, sau khi Thủ tướng đã sống sót trong cuộc họp thách thức quyền lãnh đạo của ông.

Cuộc họp cũng sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về cách thực hiện lời hứa của các quan chức chính phủ đối với nhân dân”, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Giám đốc Văn phòng của Quốc hội cho biết.


Các nhà lập pháp sẽ tập hợp trong bối cảnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua những thách thức chính trị chưa từng thấy qua. Chính phủ cũng phải xem xét cải thiện nền kinh tế yếu kém mà trong thời gian qua đã làm nhiều nhà đầu tư toàn cầu lo ngại.

Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm xuống ở mức 5,2% trong năm nay, mức thấp nhất trong vòng 13 năm. Thời gian qua, chính phủ đã nâng lãi suất để đối phó với nạn lạm phát tăng cao dẫn đến siết chặt các hoạt động kinh tế và giữa lúc ngân hàng phải chịu tổn thất nặng nề vì các khoản nợ xấu, phần lớn do các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước gây ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức vụ của ông trong một quyết định hồi đầu tuần này sau khi hội nghị trung ương đảng kết thúc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng xin lỗi vì chính phủ chưa khắc phục được các vấn nạn kinh tế của đất nước.

Ông Trọng nói hồi tuần trước rằng Bộ Chính trị, cơ quan nhất của đảng, đã thất bại trong việc ngăn chặn tham nhũng trong các cán bộ đảng viên và một loạt những sai phạm trong nền kinh tế, bao gồm cả việc điều hành sai trái tại hai tập đoàn nhà nước khổng lồ Vinashin và Vinalines. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng “nếu không hoàn thành các nhiệm vụ nhân dân giao phó, thì ông ấy nên từ chức”, truyền thông nhà nước cho biết.

Thủ tướng bây giờ phải chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn về cách hướng dẫn nền kinh tế với các thành viên khác trong Bộ Chính trị, ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia nói.

“Việc này sẽ không diễn ra bình thường đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,” ông Thayer viết trong một bài báo công bố hôm thứ Sáu. “Ông ấy có thể đục thủng được những áp lực buộc ông phải từ chức nhưng ông sẽ không thể quay trở lại những ngày muốn làm gì thì làm như trước đây. Ban Chấp hành Trung ương đã áp dụng một chương trình cải cách đối với cả Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính trị”.

Cơ quan lập pháp dự kiến sẽ ban hành một dự luật cho phép bỏ phiếu bất tín nhiệm để loại bỏ các quan chức cao cấp hoạt động kém hiệu quả hoặc tham nhũng.

Niềm tin của người dân đối với nền kinh tế Việt Nam cũng đã bị rung chuyển bởi một loạt các vụ bắt giữ giám đốc điều hành tài chính gần đây, bao gồm cả giám đốc điều hành hàng đầu tại Ngân hàng Thương mại châu Á.

Quốc hội dự kiến sẽ thảo luận các biện pháp đối phó với các khoản nợ xấu làm cản trở các hoạt động cho vay của ngân hàng, và thông qua các chỉ tiêu kinh tế của chính phủ cho năm tới, bao gồm mức tăng trưởng 5,5% và lạm phát 7%-8%. Các nhà lập pháp cũng sẽ tranh luận về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế của chính phủ.

Các nhà đầu tư hy vọng rằng các nhà lập pháp sẽ sớm tìm ra các giải pháp phù hợp để giúp nền kinh tế phục hồi trong nữa năm còn lại”, một nhà kinh doanh chứng khoán tại Vietinbank nói, mặc dù giá cổ phiếu bất động sản này chỉ giảm 0,1%.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết hôm tháng Tám rằng nợ xấu hiện nay chiếm 8,6%-10% trong các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng, tăng từ 6% vào cuối năm 2011. Các nhà phân tích độc lập, chẳng hạn như Fitch Ratings, ước tính con số thực có thể cao lên tới 15%. Ngân hàng trung ương được chính phủ chỉ định phải làm sạch các khoản vay tại các ngân hàng, và cho biết trong tháng này họ sẽ đối phó với “các ngân hàng yếu kém” vào cuối năm 2013 nhưng không xác định cụ thể sẽ làm việc đó như thế nào.

Trong một phần của dự án cải cách kinh tế, đảng đã ban hành các hướng dẫn thành lập một tổ chức nhằm quản lý tất cả các doanh nghiệp nhà nước, một quan chức cấp cao nói với Dow Jones Newswires hôm thứ Sáu. Chính phủ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước bán tất cả những dự án không liên quan đến chuyên ngành vào năm 2015 nhằm tăng hiệu quả hoạt động, ông Bùi Văn Dũng, Giám đốc Cục Phát triển và Cải cách Doanh nghiệp, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính thì doanh nghiệp nhà nước hiện nay chiếm hơn 35% trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp này đã tích lũy khoản nợ xấu ở mức khoảng 200 ngàn tỷ đồng (9,6 tỷ USD), chủ yếu là từ các tổng công ty lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Vinacomin và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

“Quốc hội cần phải có nhiều quyền lực hơn trong việc kiểm soát ngân quỹ của các doanh nghiệp nhà nước vì phần lớn nợ xấu trong nền kinh tế từ đó mà ra”, kinh tế gia Vương Hoàng Quân tại Viện Nghiên cứu DHVP ở Hà Nội cho biết.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét