Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




DIỄN TIẾN XUNG ĐỘT VIỆT TRUNG TỪ 1975 - 1979

trích từ "Hồi Kết Cuộc Của Mối Tình Hữu Nghị Bất Khả Hủy Diệt"
Nicholas Khoo
Ngô Bắc chuyển ngữ

Sự gia tăng trong việc hợp tác Sô Viết – Việt Nam đã dẫn tới một sự gia tăng liên tục trong xung đột Trung Quốc – Việt Nam. Trong khi cuộc xung đột âm ỷ quanh một số vấn đề tranh chấp song phương, Trung Quốc đã không biến các vấn đề song phương này thành một xét nghiệm để quyết đoán về các quan hệ Sô Viết - Việt Nam; đúng hơn, mối quan ngại là vị trí của Việt Nam đứng về phía Liên Bang Sô Viết.

Một khi Việt Nam đưa ra quyết định tự đứng vào hàng ngũ với Liên Bang Sô Viết trong quý đầu tiên của năm 1978, cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam trên các vấn đề song phương đã leo thang.  Trong Tháng Hai 1979, phía Trung Quốc đã phóng ra một cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam.

Vào ngày 30 Tháng Tư 1975, Sàigòn bị rơi vào tay cộng sản Việt Nam. 101 Vào ngày 2 Tháng Năm, tại một buổi lễ chào mừng biến cố lịch sử này tại Bắc Kinh được tham dự bởi đại sứ Việt Nam, đại diện phía Trung Hoa, Thống Chế Diệp Kiếm Anh, trong khi tán dương vai trò của sự hợp tác Trung Quốc – Việt Nam trong chiến thắng của Hà Nội, đã không đề cập gì đến sự trợ lực của Sô Viết. 102

Sự im lặng này đã không phản ảnh một sự thiếu quan tâm. Ngược lại, vai trò của Liên Bang Sô Viết tại Đông Nam Á thời hậu 1975 đứng ở hàng trên cùng trong tư tưởng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Vào ngày 7 Tháng Sáu 1975, trong các cuộc thảo luận với Tổng Thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos đang sang thăm viếng, Đặng Tiểu Bình đã cảnh cáo về các sự nguy hiểm của việc “để cho con hổ [Sô Viết] tiêu lòn cửa sau trong khi xua đuổi con chó sói [Hoa Kỳ] ở cổng trước”. 103

Phía Trung Quốc bị mắc kẹt trong một nghịch lý trong giai đoạn ban sơ của thời hậu 1975 này.  Không chắc chắn về các ý định tối hậu của Việt Nam, họ đã không cam kết với sự phát triển quân sự và kinh tế Việt Nam, điều sau cùng có thể tạo ra phản ứng ngược khi tạo lập ra một đối thủ mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á, và cũng không đối xử với cộng sản Việt Nam như một đồng minh Sô Viết trọn vẹn.  Sự mâu thuẫn của Trung Quốc đối với cộng sản Việt Nam đã làm giảm bớt số viện trợ mà họ đã chuẩn bị để cung cấp trong thời kỳ này, điều sau đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nhận thức của phía Việt Nam đối với Trung Quốc.

Trong Tháng Tám 1975, trong một chuyến du hành quan trọng để tìm kiếm sự trợ giúp kinh tế, phó thủ tướng Việt Nam kiêm chủ nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước, Lê Thanh Nghị, đã đến thăm Bắc Kinh trên đường sang Mạc Tư Khoa. 104

Bắc Kinh và Hà Nội đã không thể đạt được một sự thỏa thuận về một gói viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam. 105 Từ ngày 22-28 Tháng Chín, Lê Thanh [Nghị] và Lê Duẩn đã sang thăm Bắc Kinh, trong nỗ lực thứ nhì để đạt được một thỏa ước kinh tế. 106 Các tài liệu tại các văn khố Sô Viết lưu giữ báo cáo sau cuộc thăm viếng của phía Việt Nam cho biết rằng phía Việt Nam muốn đoan chắc với phía Trung Quốc là họ quan tâm đến việc duy trì các quan hệ tốt với cả Mạc Tư Khoa lẫn Bắc Kinh. 107

Thông điệp này đã không được đón nhận nồng nhiệt bởi Trung Quốc, bên đã không chấp thuận hành vi bắt cá hai tay như thế.  Họ Đặng đã nhắc nhở các người khách Việt Nam: “Các siêu cường là các kẻ trấn áp và bóc lột quốc tế lớn nhất … Ngày nay, ngày càng nhiều người nhận ra rằng, chống đối các bá quyền chủ nghĩa siêu cường là một sứ mệnh quan trọng đối diện với dân chúng tại mọi nước”. 108

Ngược lại, trong diễn văn của Lê Duẩn tại cùng bữa tiệc, một sự khác biệt rõ ràng về Liên Bang Sô Viết có thể được phát hiện. Trong bài diễn văn của mình, Lê Duẩn đã không chia sẻ quan điểm của Trung Quốc về Liên Bang Sô Viết. Nhà lãnh đạo Việt Nam đã không đề cập gì hết đến Sô Viết. Thay vào đó, ông đã vạch ra rằng trong thời kỳ hiện tại, chính Mỹ là nguồn cội của chủ nghĩa tân thực dân và phải chịu trách nhiệm về công tác khó khăn đối diện ngừơi Việt Nam trong việc tái thiết xứ sở của họ.  109 Hơn nữa, trong một chuyển động không được để ý tới bởi các chủ nhà, Lê Duẩn đã thừa nhận một cách mặc nhiên vai trò của Liên Bang Sô Viết trong sự thành công của cộng sản Việt Nam trước người Mỹ.  Ông đã nêu ra rằng sự thành công của Việt Nam có được là nhờ ở “các sự đóng góp của các nước xã hội chủ nghĩa khác”. 110

Với các sự khai triển như trên, không có mấy ngạc nhiên rằng sự tiến bộ đã được thực hiện trong các cuộc đàm phán.  Vào các ngày 23 và 24 Tháng Chín, các khách Việt Nam đã tham gia vào các cuộc thảo luận với Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm. 111 Hai thỏa ước kinh tế đã được ký kết, mặc dù điều phải ghi nhận rằng đã không có đề xuất nào về một khoản viện trợ hay trợ giúp không hoàn lại.  Hơn nữa, không có viện trợ quân sự được cung cấp.  Một đề tài đáng chú ý của sự thảo luận liên quan đến các muc tiêu của Sô Viết tại Biển Nam Hải. 112

Vào ngày 18 Tháng Chín, ngay trước khi có cuộc thăm viếng, tờ Nhân Dân Nhật Báo [Trung Quốc] cho công bố sáu ảnh chụp về Quần Đảo Trường Sa. 113 Nhìn trong khung cảnh của các sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Quần Đảo Trường Sa được thảo luận trong chương trước bàn về thời kỳ 1973-1975, không có gì gây nhạc nhiên rằng đã có sự bất mãn về phía Việt Nam. Vào lúc kết thúc chuyến du hành, không có thông cáo chung nào được phổ biến, cũng không có bữa tiệc đáp lễ thông thường khoản đãi bởi phía Việt Nam. Lê Duẩn đã bỏ đi sớm hơn ngày đã được trù liệu. 114

Nắm lấy cơ hội được mang lại bởi vị thế kinh tế tương đối mạnh hơn của mình so với Trung Quốc, Sô Viết tỏ ra quảng đại hơn.  Trong cuộc thăm viếng trong Tháng Mười của Lê Duẩn tại Mạc Tư Khoa, Sô Viết đã đồng ý cung cấp 3 tỷ viện trợ cho thời kỳ 1976-1980. 115 Trong tổng số này, 1 tỷ là khoản viện trợ cho không, không hoàn lại.  Lê Duẩn đã ký kết một thỏa ước kinh tế vào ngày 30 Tháng Mười. 116

Hơn nữa, trái với sự căng thẳng tượng trưng cho chuyến du hành sang Trung Quốc của Lê Duẩn, Trung Quốc hẳn là phải nhận thấy sự tán dương tràn trề dành cho Sô Viết trong bản thông cáo chung được phổ biến vào lúc kết thúc cuộc du hành của nhà lãnh đạo Việt Nam tại Mạc Tư Khoa. 117 Một cách đáng chú ý, bản thông cáo chung này chấp thuận chính sách hòa hoãn của Sô Viết. 118

Trong khi các sự khai triển các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam bị đình chỉ và các quan hệ Sô Viết – Việt Nam dần dà được thắt chặt, các lời tuyên bố bởi các viên chức cao cấp Việt Nam đã làm trầm trọng thêm các quan hệ. 119 Trong một cuộc phỏng vấn với ký giả Thụy Điển Erik Fierre trong Tháng Bẩy 1976, Hoàng Tùng, một thành viên của Ủy Ban Trung Ương ĐCSVN, phó trưởng ban Tuyên Truyền, và chủ biên nhật báo của đảng, tờ Nhân Dân, đã nói rõ về sự hội tụ của các quyền lợi của Việt Nam và Sô Viết trong việc kiềm chế ảnh hưởng Trung Quốc tại Đông Nam Á:

Trong thời chiến tranh, điều sinh tử cho Việt Nam rằng cả Trung Quốc lẫn Liên Bang Sô Viết đã trợ giúp Việt Nam một cách trọn vẹn.  Ngày nay, nó không còn sinh tử cho đất nước này để theo đuổi cùng chính sách đó nữa… Bằng mọi cách, áp lực chính trị và văn hóa từ phương bắc [có nghĩa Trung Quốc] phải được gỡ bỏ.  Do đó, sự, tiến lại gần với Sô Viết đóng một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam ngày nay.  Có một quyền lợi Sô Viết mạnh mẽ cụ thể phù hợp với các quyền lợi Việt Nam – giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Hoa tại phần đất này của thế giới. 120

Sự nghiêng về phía Sô Viết của Hà Nội tiếp diễn, mặc dù nó cũng không muốn đối nghịch với Trung Quốc.  Theo đó, trong suốt năm 1976 một chiều hướng độc lập có thể được phát hiện trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. 121 Hà Nội đã lựa chọn để chưa gia nhập vào khối COMECON, mà thay vào đó, trở thành một hội viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF: International Monetary Fund) và tìm kiếm sự trợ giúp kinh tế từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. 122

Một khúc ngoặt trong các quan hệ Sô Viết – Việt Nam đã diễn ra trong Đại Hội Đảng Lao Động Việt Nam Lần Thứ Tư, được tổ chức vào Tháng Mười Hai 1976.  Đây là đại hội đầu tiên được tổ chức từ Tháng Chín 1960, khi quyết định được đưa ra để phát động cuộc chiến tranh tại Nam Việt Nam. 123

Đại hội này được mô tả bởi một cuộc nghiên cứu của Trung Quốc về các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam như một dấu hiệu của Hà Nội “để ấn định một đường lối chống lại Trung Quốc và giao phó vận mệnh của mình vào tay Liên Bang Sô Viết, trong khi cùng lúc, nói rõ chính sách [của Việt Nam] về một liên bang Đông Dương”. 124 Hoàng Văn Hoan, ủy viên Bộ Chính Trị từ 1956, phó chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội, và cựu đại sứ tại Trung Quốc từ 1950-1957, đã mất hết mọi chức vụ trong đảng. 125 Họ Hoàng, kẻ sau này đã bỏ trốn sang lưu vong tại Trung Quốc sau cuộc chiến tranh năm 1979, đã tuyên bố trong năm 1987 rằng những ai không đồng ý với Lê Duẩn đã bị thanh trừng tại đại hội này. 126 Trong thực tế, các cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa – Ngô Minh Loan, Ngô Thuyên, và Nguyễn Trọng Vĩnh – đã mất các vị thế là các ủy viên dự khuyết của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. 127

Vào giữa Tháng Tư 1977, sau một sự đáp ứng đầy thất vọng từ các nước Tây Phương trước các lời yêu cầu của Việt Nam về viện trợ kinh tế, Hà Nội đã thực hiện bước tiến đầu tiên đi đến việc gia nhập khối COMECON,128 xin trở thành hội viên của Ngân Hàng Quốc Tế Phát Triển Kinh Tế của khối COMECON, như đã nêu ở trên.

Nó đã được thu nhận vào cuối Tháng Năm. 129 Các sự khai triển này đã làm phát lộ ra sự bất mãn của Bắc Kinh.  Hồi đầu Tháng Sáu, Tướng [Võ Nguyên] Giáp, trong khi đang thăm viếng Bắc Kinh sau chuyến du hành sang Mạc Tư Khoa, đã không nhận được một sự đón tiếp tiêu chuẩn như đòi hỏi bởi nghi lễ. 130

Vào ngày 7 Tháng Sáu, Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh từ Mạc Tư Khoa.  Trong phiên họp ngày 10 Tháng Sáu của ông với Lý Tiên Niệm, các cuộc thảo luận thẳng thắn diễn ra trên một loạt các vấn đề bao gồm các lời tuyên bố chống Trung Quốc được đưa ra bởi các viên chức Việt Nam cao cấp, các sự bất đồng về biên giới trên đất liền và trên biển, và sự ngược đãi người gốc Hoa tại Việt Nam. 131 Họ Lý nói rõ rằng Trung Quốc lấy làm bực tức bởi sự hợp tác của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết. 132 Tuy thế, phía Trung Quốc mở ngỏ để đảo ngược sự suy đồi trong các quan hệ.  Mục đích đuợc tuyên bố của Lý Tiên Niệm trong việc nêu lên các vấn đề này là nhằm “một giải pháp sẽ được tìm thấy cho các vấn đề này xuyên qua một cuộc đối thoại sâu sắc và trong tình đồng chí sao cho sự thông nhất và tình hữu nghị cách mạng giữa các Đảng và xứ sở chúng ta có thể được chống đỡ và nâng cao”. 133

       Phía Trung Quốc ngắm nhìn chặt chẽ khi các ràng buộc Sô Viết – Việt Nam được thắt chặt.  Chưa đầy ba tuần sau đó, Lê Thanh Nghị đã đi sang Mạc Tư Khoa để ký kết các thỏa ước kinh tế. 134 Trên đường trở về Hà Nội, ông đã dừng lại tại Bắc Kinh, nơi ông có một cuộc gặp gỡ không niềm nở với Lý Tiên Niệm, kẻ đã không chuẩn cấp bất kỳ viện trợ kinh tế mới nào. 135Vào ngày 30 Tháng Bẩy 1977, khoảng hai tuần sau ngày ký kết hiệp ước phòng thủ Lào-Việt Nam, 136 bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ông Huang Hua trong một bài diễn văn nhiều ý vị với các sự đề cập tới “chủ nghĩa xét lại của Sô Viêt’, đã lập lại ẩn dụ con hổ Sô Viết của Đặng Tiểu Bình. 137 Họ Huang tiến bước đến việc cảnh cáo một cách công khai phía Việt Nam về các hậu quả của một cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt.

Kỳ tới: "Cơn Gió Lốc Căm Bốt"

Gió O
____________________
Chú Thích:

101. Muốn biết các sự tiến triển đưa đến sự chiếm đoạt Sàigòn, xem Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, 329-350.  Muốn có một bản dịch sự tường thuật của cộng sản Việt Nam về các khía cạnh quân sự trong thời kỳ này, xem Pribbenow, phiên dịch viên, Victory in Vietnam.

102. Bài diễn văn của Diệp Kiếm Anh có thể được tìm thấy trong Guo et al, các đồng biên tập viên, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 917-920.

103. Được trưng dẫn trong Ross, Indochina Tangle, 49.

104. Guo et al, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 927-931.

105. Ross, Indochina Tangle, 63.

106. Guo et al, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 950-962.

107. Được trưng dẫn trong Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 171-173.

108. Guo et al, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 956.

109. Cùng nơi dẫn trên, 960.

110. Cùng nơi dẫn trên, 959.

111. Cùng nơi dẫn trên, 960-961.

112. Samuels, Contest for the South China Sea, 109; Chang, Sino-Vietnamese Territorial Dispute, 29.

113. Chang, Sino-Vietnamese Territorial Dispute, 28.

114. Ross, Indochina Tangle, 65.

115. Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnmese Alliance, 153.

116. Một hiệp ước kinh tế khác đã được ký kết hôm 18 Tháng Mười Hai 1975.  Hiệp ước Tháng Mười là cho sự viện trợ mười năm dài hạn trong khi hiệp ước Tháng Mười Hai là cho sự trợ giúp kỹ thuậtl và viện trợ kinh tế.  Pike, Vietnam and the Soviet Union, 128.

117. Yuenan wenti ziliao xuanbian, 1975-1986, vol. 1, 26-32.

118. Cùng nơi dẫn trên.

119. Beijing Xinhua yinshuachang yinshua, Zhong Yue bianjie chongtu de zhenxiang (Beijing: renmin huaban chuban, 1979), 3-4; Huang et al, Zhong Yue guanxi shijianbian, 246-247.

120. Zhong Yue bianjie chongtu, 3-4.

121. Chanda, Brother Enemy, 182-185.

122. Ross, Indochina Tangle, 89-92.

123. Tại Đại Hội, danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam được đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.  William Duiker, Vietnam Since the Fall of Saigon (Athens, Ohio: Center for International Studies, 1980), 17.

124. Huang et al, Zhong Yue guanxi shijianbian, 247.

125. Duiker, Vietnam Since the Fall of Saigon, 17; Ross, Indochina Tangle, 93.

126. Huang Wen Huan (Hoàng Văn Hoan) (với sự trợ bút của Hou Hanjiang và Wen Zhuang0, biên tập, Canghai yisu: Huang Wenhuan geming huiyi lu (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 1987), 322-32.  Lê Duẩn được thăng từ bí thứ thứ nhất lên tổng bí thư.  Ross, Indochina Tangle, 93.

127. Ross, Indochina Tangle, 93.

128. Cùng nơi dẫn trên, 120-122.

129. Cần phải ghi nhận rằng Hà Nội cũng theo đuổi giải pháp nhận viện trợ từ Hoa Kỳ cũng như bình thường hóa các quan hệ ngoại giao với Hoa Thịnh Đốn.  Xem Cecile Menetrey-Monchau, “The Changing Post-War U. S. Strategy in Indochina”, trong sách đồng biên tập bởi Westad và Quinn-Judge, Third Indochina War, 71-75.

130. Cùng nơi dẫn trên, 128.

131. Xem Zhong Yue bianjie chongtu, 1-12.  Toàn thể bản ký âm của phiên họp sau này được ấn hành bằng Anh ngữ trên tờ Beijing Review sau khi có cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1979: “Bản Ghi Nhớ Về các Cuộc Đàm Phán của Phó Thủ Tướng Lý Tiên Niệm với Phạm Văn Đồng: Memorandum on Vice Premier Li Xiannian’s Talks with Phạm Văn Đồng”,Beijing Review 22.13, 30 March 1979, 17-22.

132. Ross, Indochina Tangle, 129.

133. “Bản Ghi Nhớ Về các Cuộc Đàm Phán của Phó Thủ Tướng Lý Tiên Niệm với Phạm Văn Đồng: Memorandum on Vice Premier Li Xiannian’s Talks with Phạm Văn Đồng”, Beijing Review 22.13, 30 March 1979, 22.

134. Ross, Indochina Tangle, 131-132.

135. Cùng nơi dẫn trên, 132.

136. Bản hiệp ước được ký kết hôm 17 Tháng Bảy 1977.  Muốn có một sự phân tích về mối quan hệ của Việt Nam với Lào, xem Carlyle Thayer, “Laos and Vietnam: The Anatomy of a “Special Relationship”, trong sách biên tập bởi Martin Stuart-Fox, Contemporary Laos (New York: St. Martin’s, 1982), 245-374.

137. Huang Hua, “Problems with Indochina, Albania, and Yogoslavia”, trong sách biên tập bởi Chen, China and the Three Worlds, 270-271.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét