Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHUYẾN THĂM VIỆT-MỸ LÀ "MỘT QUYẾT ĐỊNH THIẾU KHÔN NGOAN"

Elle Bork, U.S.News
Đặng Khương chuyển ngữ
24-07-2013

Ngày 25 tháng Bảy, Tổng thống Barack Obama sẽ đón tiếp ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Nhà trắng. Trong khi đó, tại Việt Nam thì nhiều nhà hoạt động nhân quyền, các blogger, người Công giáo, dân tộc thiểu số và các luật sư đang trải qua các cuộc đàn áp ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

Trong số các tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam bao gồm tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – người đã từng kiện chính phủ và đang trong tình trạng sức khoẻ suy kém, và luật sư Lê Quốc Quân – một blogger và là cựu nghiên cứu sinh tại Quỹ Quốc gia vì Dân chủ của Hoa Kỳ ở Washington. Và họ không chỉ là những người duy nhất [bị giam giữ]. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] thì riêng trong năm tháng đầu năm 2013 đã có nhiều người bị kết án liên quan đến các cáo buộc chính trị – con số này hiện lên hơn 50 người, nhiều hơn so với cả năm 2012.


Chuyến thăm Nhà trắng của ông Sang là một phần trong trong chính sách “trục châu Á” của chính quyền Obama, một chính sách nhằm chống lại sự ảnh hưởng quân sự, kinh tế và chính trị ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Tổng thống Obama khẳng định chính sách sẽ tăng cường và duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt nguồn từ tầm nhìn dân chủ cho cả khu vực. Khi đề cập đến vấn đề này trước Quốc hội Úc rằng Hoa Kỳ đã “dồn hết sức” vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông ám chỉ quá trình dân chủ hóa ở Hàn Quốc, Philippines và Indonesia (loại trừ Đài Loan) trong một thế kỷ qua. Ông nói chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít đã thất bại bởi vì “họ đã bỏ qua quyền lực chính đáng và hợp pháp cuối cùng – đó là ý chí của nhân dân.

Trong khi tổng thống và các quan chức cao cấp của chính quyền Obama nhận xét những điều nêu trên trước những khán giả thân thiện tại Canberra thì tại các hội nghị dân chủ và cả trên Capitol Hill, họ đã không đặt nặng vấn đề dân chủ và tầm quan trọng chiến lược trong cuộc họp trực tiếp với các nhà lãnh đạo như ông Sang. Thậm chí, Tổng thống Obama cũng đã không theo đuổi những lời nói hoa mỹ của mình bằng các hành động cụ thể.

Tổng thống Obama nên làm gì để sát nhập chính sách vào lời lẽ hoa mỹ của ông? Về trường hợp Việt Nam, các hành động như những chuyến thăm các cấp nhà nước, thương mại và những tiến bộ trong quan hệ quân sự chỉ nên diễn ra sau khi, chứ không phải đặt trước, những cải cách chính trị và các nhượng bộ về nhân quyền do đo Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Mặc dù chính quyền Obama lâu nay vẫn thích trích dẫn Miến Điện như một thành công của chính sách trục châu Á, nhưng kết quả vẫn còn quá sớm để kết luận. Việc này có thể thấy rõ qua việc chính quyền Obama gỡ bỏ các lệnh cấm vận và trao đổi các chuyến thăm cấp cao trong khi Miến Điện vẫn chưa thực hiện sửa đổi hiến pháp cũng như cải cách quân sự toàn diện.

Châu Á hiện là nơi có nhiều người sống dưới chế độ dân chủ nhiều hơn trong bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, không chỉ là nơi dành riêng cho nhà nước chuyên chế Trung Quốc.

“Chúng ta cần nắm bắt nhiều lợi thế chiến lược này trong khi đối phó với các sức mạnh khác đang trỗi dậy”, ông Gary Schmitt thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết.

“Thực tế là dân chủ cuối cùng sẽ giúp cho ‘trục châu Á’ thành công, chứ không phải các cuộc trao đổi ‘thực tế’ với một quốc gia như Việt Nam”.

Trên tất cả, Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng thách thức của Trung Quốc là một thách thức chính trị cuối cùng cần đối mặt. Sự kết hợp của chế độ độc tài và thành công kinh tế tại Trung Quốc là một mô hình cho các nước đang phát triển noi theo và đó là cái cớ để che đậy trước các quốc gia khác. Bỏ qua các diễn tiến đàn áp chính trị tại Trung Quốc và sự cại trị độc quyền của Đảng Cộng sản nước này cho thấy Hoa Kỳ không thành thật, yếu kém hoặc cả hai.

Một chính sách châu Á-trục không kèm theo giá trị dân chủ “sẽ gia tăng chủ nghĩa dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đó Hoa Kỳ đang có những âm mưu ích kỷ với các đồng minh trong khu vực nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc, cản trở sự gia tăng của họ như một cường quốc thế giới”, Tyler Roylance tại Tổ chức Freedom House lập luận.

“Làm thế nào để giải thích một cách khác đi về việc Hoa Kỳ tỏ vẻ thân thiện với một chố độ Cộng sản trong khi lại buộc một chế độ Cộng sản khác phải trả giá chịu đựng?”.

“Bạn không thể là một diễn giả giỏi trừ khi bạn là một người hành động tuyệt vời”, Walter Russell Mead đã viết trên tờ Wall Street Journal gần đây, dẫn lý do rằng Tống thống Obama đã không hành động để bảo vệ Syria và Iran sau khi kêu gọi các chế độ độc tài đề cao những giá trị phổ quát.

“Đừng nghĩ đến việc diễn giải như thế nào”, ông Mead kêu gọi tổng thống, “mà bắt đầu suy nghĩ về chúng bằng các hành động cụ thể”.

Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Vì cuộc gặp sẽ được diễn ra nên việc yêu cầu Tổng thống Obama chia sẻ công khai và rõ ràng với Chủ tịch Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ là vồ cùng cấp bách. Và sau đó Tổng thống Obama nên hành động cụ thể như những gì ông đã nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét