Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HÀ NỘI VÀ NHÀ TRẮNG

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
25-07-2013

Hình bên: Chủ tịcn nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư, ngày 24 tháng Bảy, 2013. Ảnh: AFP/Mandel Ngan

Vấn đề nhân quyền cần có trong chương trình nghị sự khi Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Sang.

Chủ tịch nước Việt Nam hiện đang có chuyến thăm lịch sử đến Nhà Trắng ngày thứ Năm tuần này, và Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama sẽ có nhiều điều để nói. Nhưng ngoài việc hợp tác chiến lược ở Biển Đông, quan hệ kinh tế song phương và sự tham gia của cả hai nước trong các cuộc đàm phán thỏa thuận Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, ông Obama có một cơ hội quan trọng hơn để đề cập đến thành tích nhân quyền ngày càng tồi tệ của Hà Nội. Chỉ riêng chủ đề này cũng đã có quá nhiều điều để hai nhà lãnh đạo thảo luận.

Hà Nội đã đẩy mạnh chiến dịch đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​tại Việt Nam trong vài năm qua. Chỉ trong nửa năm 2013, số nhà hoạt động, bloggers và các nhân vật tôn giáo bị kết án tại nước này đã vượt quá tổng số trong năm ngoái. Một số hành động gần đây của Hà Nội đã đặc biệt làm mất thể diện đối với nước Mỹ.

Chế độ Cộng sản Việt Nam tiếp tục giam giữ luật sư Lê Quốc Quân mà không thông qua xét xử, sau khi phiên tòa dự kiến ​​diễn ra ngày 9 tháng Bảy vừa qua đã bị hoãn lại vô thời hạn ở phút cuối cùng. Luật sư Lê Quốc Quân đã được Quỹ Quốc gia vì Dân chủ tài trợ một khóa học bổng ở Hoa Kỳ trong năm 2006-07, nghiên cứu về xã hội dân sự trong các nền dân chủ mới. Ông đã viết blog liên quan đến các quyền của người dân cho đến khi bị bắt hồi tháng Mười Hai về tội danh trốn thuế. Trước đó ông đã bị bắt gần như ngay lập tức sau khi trở về nước từ Washington trong năm 2007 và chỉ được trả tự do sau khi Hoa Kỳ gây áp lực.

Tự do tôn giáo cũng cần được đề cao trong chương trình nghị sự của ông Obama. Năm 2006, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất đàm phán để được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loại bỏ ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt đối với các hành vi vi phạm tự do tôn giáo, bằng cách làm cho những sinh hoạt này được hoạt động dễ dàng hơn cũng như tạo điều kiện để các nhóm tôn giáo đăng ký cùng một số những biện pháp khác. Nhưng kể từ đó, Hà Nội đã bỏ qua những cam kết đó đối với Washington.

Một bản báo cáo hồi tháng Tư vừa qua của Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) Hoa Kỳ, dưới sự điều khiển của cả hai đảng, xác định rằng Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo. Hàng trăm người Thượng Tin Lành vẫn còn đang bị giam giữ sau khi họ bị bắt hồi năm 2001 và 2004 torng các cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo. Linh mục Nguyễn Văn Lý, người đã từng gửi các văn bản cho một buổi điều trần của USCIRF trong năm 2001, đã bị cầm tù kể từ năm 2008 vì các hoạt động của ông.

Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục chống đỡ với các cơ quan nhà nước trong việc đòi lại các tài sản bị tịch thu khi Đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm chính trên toàn quốc hồi năm 1975. Lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tổ chức tôn giáo lớn nhất tại nước này, vẫn bị quản chế dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc bị bắt giữ liên quan đến các hoạt động tự do tôn giáo và phản đối không tham gia Giáo hội Phật giáo do nhà nước phê chuẩn.

Những trường hợp này cần được ông Obama quan tâm nhiều hơn, nhưng tình hình nhân quyền của Việt Nam cũng có tầm quan trọng đối với Washington. Nhiều người trong số các blogger và những người biểu tình ở Hà Nội đã bị bắt trong những năm gần đây vì đã phản đối cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với lãnh thổ hàng hải mà cả hai nước đều lên tiếng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như các phản ứng yếu kém của Hà Nội.

Sự tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đã thúc đẩy Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn về an ninh trong khu vực này. Có nhiều lý do để tin rằng công chúng Việt Nam sẽ chào đón người bạn Hoa Kỳ dễ dàng hơn so với chính phủ Việt Nam. Ngược lại, chính phủ thì lại có mối quan hệ quá phức tạp với Bắc Kinh, điều mà nhiều người Việt Nam vẫn còn nhiều nghi ngại.

Hoa Kỳ có lợi ích danh tiếng trong trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân và Hà Nội cần đảm bảo những lời hứa trước đó của họ về tự do tôn giáo sẽ được thực hiện. Họ cũng có sự quan tâm lớn hơn trong mối quan hệ nồng ấm với công chúng Việt Nam, trong đó người dân đã không đưực chính phủ đối xử và phục vụ đúng tiêu chuẩn. Những đều này sẽ rất cần thiết để ông Sang lắng một cách rõ ràng vào thứ Năm tuần này khi gặp ông Obama.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét