Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ẤN ĐỘ, KHẮC TINH MỚI CỦA CON QUÁI THÚ TRUNG CỘNG

Phi Vũ
14-08-2013

Ngày 12 tháng 8 năm 2013, Ấn Độ đã hạ thủy thành công chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do chính Ấn Độ thiết kế và chế tạo. So với chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng là “đồ phế thải” mua lại từ Ukraina, chiếc hàng không mẫu hạm này của Ấn Độ “mới toanh” được sản xuất bởi một đội ngũ khoa học gia hùng hậu của Ấn Độ. Như vậy, sau khi hạ thủy chiếc tàu ngầm nguyên tử, lần này chiếc hàng không mẫu hạm INS Vilkrant cũng được xuất xưởng. Như vậy, Ấn Độ đã gia nhập vào lực lượng những nước có khả năng sản xuất và chế tạo hàng không mẫu hạm, khác hẳn với Trung Cộng tân trang “hàng cũ” của thiên hạ.

Chiếc hàng không mẫu hạm mới này sẽ hoạt động trong vùng biển Ấn Độ Dương, một vùng biển mà Ấn Độ cũng có sự tranh chấp chút đỉnh với Trung Cộng. Ta cũng không quên rằng trước đây giữa Ấn Độ và Trung Cộng đã có tranh chấp về biên giới trên đất liền và đã có một cuộc chiến tranh ngắn ngủi. Cho nên, trong bất cứ thời điểm nào, Ấn Độ cũng không thể nào quên được Trung Cộng là một tên gian manh, sẵn sàng thừa cơ “cắn trộm”.

Hiện tại, Ấn Độ đang sở hữu một hàng không mẫu hạm tự mình chế tạo, tàu ngầm hạt nhân cũng tự chế tạo. Ngoài ra , Ấn Độ còn đã tự sản xuất được những loại tên lửa đạn đạo bắn từ trên bộ và trên không. So về kỹ thuật quân sự, hẳn nhiên chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng là Ấn Độ đã đi trước Trung Cộng một bước.

Khi Ấn Độ tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt nam, Trung Cộng đã “bắn tiếng” là Ấn Độ không được quyền thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp. Trung Cộng còn cho cả tàu hải giám lảng vảng ở khu vực thềm lục địa Việt Nam, nơi có giàn khoan thăm dò của Ấn Độ. Thế nhưng, Ấn Độ đã có những phản ứng với Trung Cộng buộc lòng Trung Cộng không đề cập đến vấn đề thăm dò dầu khí của Ấn Độ ở vùng biển này.

Trong thời điểm hiện nay, việc Ấn Độ đang sở hữu hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân có thể phóng tên lửa cũng như những loại tên lửa đạn đạo có thể bắn được từ trên bộ và trên không, chúng ta có thể nói không ngoa rằng Ấn Độ đã bắt đầu tham gia vào lực lượng những quốc gia “khắc tinh” của con quái thú Trung Cộng, một con quái thú thuộc loại “ngáo ộp” và sẽ “phá sản” trong một tương lai không xa nếu chúng cứ có lối hành xử tham lam, ngang ngược với các quốc gia láng giềng, bất chấp quốc tế công pháp mà chúng là một thành viên cũng quan trọng trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Ngày 14 tháng 8 năm 2013

----------000---------
Đọc thêm:

Ấn Ðộ ra mắt hàng không mẫu hạm chế tạo trong nước

Anjara Pasricha
12.08.2013

NEW DELHI — Ấn Ðộ đã khai trương một hàng không mẫu hạm chế tạo trong nước, tham gia hàng ngũ một nhóm nhỏ các nước có khả năng chế tạo một tàu chiến như thế. Dự án này nằmg trong khuôn khổ các nỗ lực của Ấn Ðộ nhằm tăng cường khả năng hải quân của mình giữa lúc có sự đối đầu ngày càng tăng với đại cường Châu Á kia là Trung Quốc. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Ðứng đằng trước chiến hạm có trọng tải 37,500 tấn được trang hoàng cờ xí và các sợi xích giấy hoa ở thành phố Kochi miền nam hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Ðộ A.K.Anthony gọi đây là một ngày mang ý nghĩa đặc biệt cho cả nước.

Niềm tự hào dân tộc dâng tràn vào lúc hàng không mẫu hạm được khai trương. Chiến hạm lớn nhất của Ấn Ðộ đã được thiết kế và chế tạo ngay trong nước, khiến Ấn Ðộ trở thành quốc gia thứ năm sau Anh, Pháp, Nga và Hoa Kỳ, làm được việc này.

Hàng không mẫu hạm chưa đi vào hoạt động. Nó sẽ được trang bị bằng vũ khí tối tân và trải qua những cuộc hành trình trên biển trước khi đưa vào sử dụng vào khoảng năm 2018.

Nhưng các chuyên gia quốc phòng nêu ra rằng New Delhi đã đánh bại đối thủ trong khu vực là Trung Quốc, trong việc chế tạo một hàng không mẫu hạm nội địa.

Ông Uday Bhaskar, cựu giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia ở New Delhi, nói răng đây là lần đầu tiên Ấn Ðộ khởi sự một dự án quan trọng như vậy.

“Ðối với một quốc gia không có chút khả năng bản địa nào đáng kể, chúng ta không chế tạo một xe thiết giáp chiến đấu quan trọng, chúng ta không chế tạo trọng pháo, thậm chí chúng ta không chế tạo một vũ khí cá nhân. Ðừng nói gì đến máy bay huấn luyện và phản lực cơ. Vậy trong bối cảnh này, để đi tới điểm có thể thiết kế một hàng không mẫu hạm, và đưa nó đi từ lúc khởi công cho đến khi hạ thuỷ, đối với Ấn Ðộ thì đó là một thành quả kỹ thuật và công nghiệp mang ý nghĩa đáng kể.”

Bộ trưởng Quốc phòng Antony nói Ấn Ðộ cần có một hải quân vững mạnh để tự vệ và sẽ xúc tiến việc khai triển các khả năng hàng hải của mình.

Vụ hạ thuỷ tàu Vikrant diễn ra chỉ 2 ngày sau khi loan báo chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên đã sẵn sàng cho các vụ chạy thử trên biển. Thủ tướng Singh đã mô tả đó là một “bước tiến bộ vĩ đại” của quốc gia này.

Các nỗ lực tăng cường khả năng hải quân của Ấn Ðộ diễn ra vào lúc sự đối đầu gia tăng với cường quốc trong vùng là Trung Quốc. Một trong các khu vực quan trọng mà hai nước đang tranh giành ảnh hưởng là vùng Ấn Ðộ dương, một tuyến hàng hải nhộn nhịp.

Ông Rahul Bedi ở New Delhi là một chuyên gia về quốc phòng làm việc cho tuần báo Quốc phòng Jane. Ông nói một hàng không mẫu hạm sẽ giúp Ấn Ðộ phóng sức mạnh trong vùng Ấn Ðộ dương mà ông gọi là một khu vực có khả năng gây xung đột giữa các cường quốc chính.

“Hải quân là một trong những điều kiện chính yếu và những yếu tố xoay chuyển tình thế trong toàn khu vực. Do đó sự kiện này sẽ thêm lực đẩy một cách đáng kể cho hải quân Ấn Ðộ trong khu vực Ấn Ðộ Dương, sẽ là một khu vực cạnh tranh trong nhiều năm sắp tới.”

Ấn Ðộ có một hàng không mẫu hạm đang hoạt động, và Nga sẽ giao thêm một hàng không mẫu hạm khác vào cuối năm nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét