Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHẠM VĂN ĐỒNG, THAY MẶT ĐẢNG CSVN KÝ "CÔNG HÀM BÁN NƯỚC"

Đỗ Thành Công
20-5-2014

(Đảng CSVN đã đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi dân tộc. Khi Phạm Văn Đồng, thay mặt đảng CSVN ký "công hàm bán nước" năm 1958, đảng đã phản bội lại quyền lợi dân tộc lần thứ nhất. Hiện nay, đảng đã nhắm mắt làm ngơ để Trung Cộng xâm chiếm lãnh hải Việt Nam, trở mặt đàn áp những người yêu nước. 

Đảng CSVN đang phản bộ dân tộc lần thứ hai. Một đảng đã hai lần phản bội dân tộc, cam tâm đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi đất nước, hay nói cách khác đảng CSVN đã hai lần bán nước. Một đảng đã và đang trở thành đối nghịch với dân tộc; một đảng như vậy, không có tư cách để nắm quyền lãnh đạo)

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Phó thủ tướng Trung Cộng Li Xiannian hồi tháng 6, 1977 tại Bắc Kinh, Li nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng “Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng và những điều này có chứng cớ lịch sử để xác định”. Đồng thời cũng nói thêm “trong quá khứ phiá Việt Nam đã công nhận điều này”, một cách ám chỉ chính cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Beijing Review – May 1979)

Tài liệu không nói rõ Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phản bác lại những lập luận của Trung Quốc thế nào để bênh vực chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, dư luận có thể hiểu là đảng Cộng sản Việt Nam và đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không thể chống đỡ nổi luận điệu này vì bị rơi vào thế “há miệng mắc quai”.

Theo Bộ ngoại giao Trung Cộng thì chủ quyền của họ đối với Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cãi (Beijing Review, Feb 18, 1980). Vì chính Hà Nội, trong các cuộc đàm phán trước kia đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Cộng đối với hai quần đảo này rồi, vì vậy nếu Hà Nội thay đổi thái độ của họ thì không có cơ sở. Trung Cộng đã đưa ra hai sự kiện cụ thể để làm bằng chứng Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đồng ý với Trung Cộng về chủ quyền của hai quần đảo đang tranh chấp này.

Sự kiện thứ nhất là vào tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam xác nhận với phiá Trung Cộng như sau “Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)”.

Sự kiện thứ hai là ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức 2 năm sau đó, Thủ tướng Bắc Việt Nam đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Trung Cộng chính thức công bố chủ quyền lãnh hải của họ là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam. (1)

Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng viết như sau “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”.

Năm 1979, 21 năm sau, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tìm cách phủ nhận công hàm trên khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Viễn Đông Kinh Tế. Ông Đồng cho rằng vì lúc đó đất nước có chiến tranh nên Đảng và Nhà nước đã phải ứng xử như vậy. Nói cách khác, vì quyền lợi của đảng CSVN và vì những mưu cầu chính trị, đảng CSVN sẳn sàng nhượng bộ về nhiều mặt, kể cả việc bán đứng chủ quyền của đất nước.

Hiện nay vấn đề tranh giành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa đã càng lúc càng trở nên gay gắt, có nguy cơ đối đầu bằng chiến tranh để giải quyết những mâu thuẫn. Sự kiện Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt đảng CSVN xác nhận chủ quyền của Trung Cộng đối với hai quần đảo này đặt cho Hà Nội ở vị thế khó xử, cho dù chủ quyền của Việt Nam đã có những chứng liệu lịch sử xác nhận. Việt Nam hiện ra sức giải thích với dư luận trong và ngoài nước về lỗi lầm họ đã mắc phải, biện minh rằng “Trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ nên Việt Nam phải nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, mặc dù công hàm viết như vậy nhưng không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Điều nghịch lý là trong bối cảnh lịch sử lúc đó, năm 1958, chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về phiá Chính phủ Miền Nam Việt Nam. Trong khi phiá Miền Nam đã tìm đủ mọi cách để khẳng định chủ quyền thì đảng CSVN lại trơ trẽn ra công hàm phủ nhận chủ quyền của họ, phản bội quyền lợi đất nước và dân tộc, cam tâm “bán đứng” hai quần đảo này cho phiá Trung Cộng.

Năm 1951 tại Hội nghị ở San Francisso, khi Nhật ký Hiệp định hoà bình, Hiệp định này đã không đề cập rõ ràng chủ quyền của nước nào đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam, Thủ tuớng Trần Văn Hữu có mặt trong Hội nghị đã tuyên bố công khai Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu, khẳng định tại Hội nghị trong ngày 7 tháng 7 năm 1951 như sau: “Trong khi chúng ta cùng khai dụng mọi cơ hội để làm giảm đi những căng thẳng, phiá Việt Nam chúng tôi xin khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vì những quần đảo này luôn thuộc về Việt Nam”. (2, 3)

Trong số 51 quốc gia tham dự, đại biểu phía Liên Bang Xô Viết sau đó đề nghị nên thêm một phần trong bản Hiệp định, đề cập rằng Nhật đặt hai quần đảo này dưới chủ quyền của Trung Cộng. Đề nghị đó đã bị Hội nghị biểu quyết không chấp thuận với tổng số 46 phiếu thuận. Nói cách khác, Hội nghị với đại biểu của 46 trong tổng số 51 quốc gia tham dự lúc đó đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể phủ nhận. Sự kiện Trung Cộng đã không phản bác tuyên bố của phiá Việt Nam trước công luận thế giới sau Hội nghị 1951 tại San Francisco đã xác nhận điều này. Tuy nhiên, đến khi Đảng CSVN, đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vì quyền lợi của Đảng đã ký "công hàm bán nước” vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thì phiá Trung Cộng đã có cơ sở để chính thức phản bác và ngang ngược đòi chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nước chảy đá mòn nhưng “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vết nhơ về lỗi lầm ngoại giao trước dư luận thế giới có thể che đậy, nhưng vết nhơ về tội lỗi mang tính lịch sử thì không thể xoá nhoà. Ngày 14 tháng 9 năm 1958 chính là ngày lịch sử ghi nhận; Đảng CSVN vì quyền lợi của Đảng đã ký "công hàm bán nước".

Đỗ Thành Công
——————
1- DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA 
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
2- On July 7, 1951, Tran Van Huu, head of the Bao Dai Government’s delegation to the San Francisco Conference on the peace treaty with Japan declared that the archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa were part of Vietnamese territory. This declaration met with no challenge from the 51 representatives at the conference. http://en.wikipedia.org/wiki/Transportation_in_the_Spratly_Islands
3 – On 7 July 1951 the head of the Vietnamese delegation, Tran Van Huu, addressed the conference on the issue of Truong Sa: As we must frankly profit from all the opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our rights to the Spratly and Paracel islands, which have always belonged to Vietnam. (Ministry of foreign affairs socialist republic of Vietnam 1981)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét