Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐIỀU GÌ ĐANG CHỜ ĐỢI VIỆT NAM TRONG NĂM 2015 ?

Khang Vũ, Tạp chí Diplomat
Tùy Vũ chuyển ngữ
21-1-2015

Việt Nam sẽ có thể tận dụng các mối quan hệ với các nước TPP để đạt được lợi thế so với Trung Quốc?

Ngoại giao của Việt Nam trong năm 2014 hỗn độn và phức tạp, chủ yếu là do căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông. Kể từ khi vụ việc giàn khoan dầu HD-981 diễn ra vào năm ngoái, Việt Nam đã rất hiểu rõ tầm quan trọng của việc theo đuổi các mối quan hệ đa dạng hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Philippines, và Hoa Kỳ. Đứng trước một Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các vùng Biển Đông và một Hoa Kỳ tham vọng đang nung nấu tạo trục châu Á, bước sang năm 2015, Việt Nam phải đối mặt với cả cơ hội lẫn thách thức về mặt ngoại giao.


Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam do lợi ích chung và các mối đe dọa từ phía Trung Quốc. Kể từ khi Hoa Kỳ công bố chính sách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam hồi tháng 10 năm 2014, Việt Nam đã đa dạng hóa thành công kho vũ khí của mình sau nhiều năm phụ thuộc hoàn toàn vào các loại vũ khí từ Nga, nước đồng minh lâu năm của Việt Nam. Nhiệm vụ của Việt Nam trong năm 2015 là tìm ra loại vũ khí phù hợp để đối phó với các tranh chấp và làm thế nào để tích hợp chúng một cách hiệu quả với vũ khí của Nga. Với vũ khí của Mỹ trong kho lưu trữ, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể dễ dàng tiến hành các cuộc tập trận chung, giúp cho Hoa Kỳ tăng quyền tiếp cận các căn cứ hải quân chiến lược và xây dựng lòng tin giữa hải quân hai nước. Ngoài ra, chiến thắng của Thủ tướng Shinzo Abe ở Nhật Bản và sự đổi mới của Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Philippines đã đặt một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giữa Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, đồng thời đảm bảo trục châu Á của Hoa Kỳ được êm thắm hơn tại khu vực này.

Trong năm 2015, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đi vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và sự tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc với nhập siêu hàng năm của Việt Nam lên gần 24 tỉ đô la (tương đương với 15% tổng số GDP của Việt Nam) vào năm 2013. 

Điều này có thể sẽ là một điểm yếu của Việt Nam khi nói bất cứ cuộc đàm phán tranh chấp với Trung Quốc nào diễn ra trong tương lai. Tuy nhiên, về phía Hoa Kỳ, nước này luôn mong đợi một Việt Nam ổn định, mạnh mẽ và độc lập có khả năng đối đầu với Trung Quốc và bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các cuộc đàm phán TPP, miễn là Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ về nhân quyền. Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc vì hiệp ước này đòi hỏi các sản phẩm phải có nguồn gốc từ một quốc gia TPP. Việt Nam có thể không hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc cho nền sản xuất trong nước, có nghĩa là sự thành công của các cuộc đàm phán TPP sẽ quyết định chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Về tranh chấp trong vùng Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược tích cực của mình đối với Việt Nam, chủ yếu là do sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam, vì Việt Nam đã tạo dựng mối quan hệ bền chặt với Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ. Trong 6 tháng từ tháng 6 đến tháng 12, Trung Quốc đã gửi 3 đặc phái viên cấp cao đến Việt Nam để thảo luận về các tranh chấp, và không khí thảo luận đã ngày càng dịu theo mỗi chuyến thăm, đặc biệt là trong chuyến thăm cuối cùng hồi tháng 12 của Du Chính Thanh, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ông Du Chính Thanh khẳng định Trung Quốc muốn cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ song phương với Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý rằng Trung Quốc có vẻ sẽ không từ bỏ tham vọng bành trướng, và có thể sẽ sử dụng chính sách mới này như một cách để trì hoãn thời gian cho đến khi nó trở nên đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp Biển Đông theo cách riêng. Việt Nam sẽ phải đưa ra một chiến lược linh hoạt hơn để đối phó với một Trung Quốc khó đoán.

Trong năm 2015, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hague sẽ đưa ra quyết định về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt ngoại giao giữa các nước trong khu vực. Gần đây, Việt Nam đã trình bản tài liệu lên PCA liên quan đến trường hợp của Philippines, bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines và yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối tất cả các bằng chứng về việc tuyên bố chủ quyền của mình và phủ nhận tính hợp pháp của tòa án, dẫn đến việc nước này từ chối nhận bất kỳ giải pháp nào của PCA. Nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, một cuộc xung đột với Việt Nam hay Philippines có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, Việt Nam cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Các đặc điểm địa chính trị độc đáo của Việt Nam vừa có tác động tốt lẫn xấu cho nước này. Mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, Philippines, và Hoa Kỳ rất quan trọng, và một mức độ nghi ngờ dành cho Trung Quốc đã được chứng minh là cần thiết – mặc dù Việt Nam không từ bỏ mối quan hệ với Trung Quốc. Hà Nội cần tiếp tục chính sách ngoại giao đa chiều của mình trong năm 2015 nếu hành động này có thể bảo đảm chủ quyền và giữ gìn hòa bình và an ninh.

—————-

Khang Vũ là chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế từ New London, New Hampshire, Hoa Kỳ. Các ý kiến trình bày trong bài viết là của riêng của tác giả.

Phía Trước

Trí Nhân Media

1 nhận xét:

  1. nói cho nhanh là VN sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của mình và hoang nghênh Mỹ ủng hộ bảo vệ VN thế nhưng những hành động nào mà xét thấy ông mẽo làm nguy hại đến nội địa của VN thì tất nhiên VN sẽ phản đối kịch liệt, còn những việc như trang bị hỗ trợ cho vũ khí hiện đại thì đó lại càng hoang nghênh và tán mừng ủng hộ việc làm của thế giới tự do. muốn mạnh mồm thì quân sự phải mạnh đó là điều dễ hiểu thế nên VN chưa kiện là như thế

    Trả lờiXóa