Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HÔM NAY MÙNG 8 THÁNG 3

Nguyễn thị Cỏ May
5-3-2016

« Hôm nay, mùng 8 tháng 3
Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi .
Nếu bà còn nói lôi thôi,
Thì tôi giặt nốt hộ tôi cái quần » 
                                              ( Tú Sót )
   
Có nhiều người than phiền phụ nữ có Ngày Quóc tế Phụ nữ, có nhiều tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người phụ nữ, trong lúc đó, cho tới thời đại này, vẫn chưa có một ngày dành cho cánh đàn ông, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra lo tranh đấu cho quyền lợi của đàn ông . Đàn ông trước sau vẫn cô đơn . Phải chăng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã muốn vậy ? Nếu không, tại sao có ngày thiếu nhi, ngày bô lão, ngày cây cỏ, ngày môi trường, ….cả ngày dành cho súc vật,  những hội bảo vê súc vật ?

Nhưng cũng đừng quên khi người phụ nữ ngày nay có được ngày quốc tế phụ nữ, họ đã tranh đấu liên tục từ sau Cách mạng Nhân quyền và Dân quyền Pháp, họ đã đổ không biết bao nhiêu máu và nước mắt . Còn các ông ? Các ông xưa nay vẫn luôn luôn là nguyên nhân của bao nhiêu đau khổ của người phụ nữ .

             «… Bao nhiêu đau khổ của trần gian
                    Trời đã dành riêng để tặng nàng … »  
                                                                            Nguyễn Bính

Những ngày tháng đáng nhớ

Để tự giải phóng thân phận người phụ nữ khỏi kìm kẹp xã hội do đàn ông tổ chức và điều hành, năm 1910, người phụ nữ tổ chức một Hội nghị phụ nữ đưa ra đề nghị thiết lập một Ngày Quốc tế Phụ nữ và đề nghị đã đươc Hội nghị tán thành .

Ý niệm sơ khởi về Nữ quyền đã có, tháng 3 năm 1911, hằng triệu phụ nữ Âu châu đồng loạt xuống đường biểu tình để đòi hỏi phải có một ngày quốc tế phụ nữ .

Qua hai năm sau, ý tưởng về một ngày quốc tế phụ nữ thắm nhuần, ngày 3 tháng 8, phụ nữ Nga âm thầm tổ chức những buổi họp mặt bí mật để chuẩn bị ráo riết những ngày tranh đấu sắp tới .

Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ biểu tình rầm rộ đòi quyền bầu cử ở Đức . Liền năm sau, phụ nữ ở Oslo, Na-uy ( Norvège) hô hào đòi thực hiện nữ quyền và hòa bình .

Năm 1917, để chuẩn bị cướp chánh quyền mùa thu, Lénine đã phải ban hành ngày mùng 8 tháng 3 làm ngày phụ nữ để xoa dịu phong trào nữ công nhơn biểu tình ở Saint Peter Strasbourg đòi quyền bầu cử, cải thiện điều kiện làm việc, quyền nam-nữ bình đẳng, .. . Những cuộc biểu tình của phụ nữ đã bắt đầu thật sự làm rung chuyển xã hội âu châu trong những năm đầu thế kỷ trước .

Năm 1946, ngày phụ nữ đươc đem ra thảo luận ở các quốc gia Đông Âu .

Phải đợi tới năm 1977, Tổ chức Liên hệp Quốc mới chánh thức ban hành Ngày mùng 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ . Và năm 1982, Pháp chánh thức nhìn nhận ngày mùng 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ của Pháp .

Như vậy từ đầu thế kỷ XX, người phụ nữ của các quốc gia họp nhau lại để tranh đấu bảo vệ những quyền lợi của họ mà trước đây họ không hưởng đươc, cả những quyền tự nhiên như quyền được làm một con người . Trước đó, nhận thấy phong trào tranh đấu ôn hòa quá chậm chạp, một số phụ nữ ở Anh đã đi học võ thuật nhựt bổn để dấn thân tranh đấu trực diện với đàn ông, những người nắm quyền chánh trị mà người phụ nữ bị lệ thuộc và nạn nhơn .

Đã có Ngày 8 tháng 3, nhưng người ta muốn ngày này có nguồn gốc xa xôi hơn nữa . Lịch sử phải dẩn trở vế ngày nữ công nhơn ngành dệt ở Huê kỳ biểu tình năm 1857 . Nhưng sau cùng mối liên hệ này không được thừa nhận .

Thân phận người Phụ nữ

Ông James Flynn, người Tân-Tây-lan, chuyên trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ = Intelligence Quote) công bố kết quả khảo sát của ông là phụ nữ Tây Âu, Huê kỳ, Úc và Tân-Tây-lan có chỉ số thông minh cao hơn đàn ông, tuy sự thông minh của dân chúng ở những nơi này đều tăng trong gần đây . Đây là điều ghi nhận được ở người phụ nữ từ sau hơn 100 năm nay . Theo ông người phụ nữ ngày nay thông minh vượt hẳn nam giới vì đời sống văn minh khoa học hiên đại đã bắt buộc mọi người phải vận dụng tối ta khả năng tinh thần của mình để đối phó với cuộc sống mà tiềm năng ở người phụ nữa phong phú hơn, sức hoạt động cũng mạnh và bền bỉ hơn . Khi có điều kiện phát triển, họ phát triển mạnh .

Vậy mà ngày nay, có hơn 60 % nữ sinh viên nhưng trong các xí nghiệp lớn, Chánh phủ, Quốc Hội, …số phụ nữ vẫn kém hơn đàn ông, làm việc cùng ngành nghề, mức lương và sự thăng tiến vẫn còn thắp hơn và chậm hơn đàn ông tuy luật pháp đã qui đinh sự bình đẳng nam-nữ .

Thân phận người phụ nữ ở các xứ hồi giáo lại còn vô cùng thảm hại . Riêng ở Việt nam, từ khi có cộng sản cai trị, người phụ nữ, cả thiếu nữ bắt đầu bị con buôn cộng sản, thi hành chánh sách xóa đói giảm nghèo, tổ chức bán ra nước ngoài làm mải dăm hoặc ở đợ với mức lương không đủ sống .

Trước kia, ngay dưới thời quân chủ cực thịnh, địa vị người phụ nữ Việt nam trong gia đình và ngoài xã hội được luật pháp bảo đảm tối thiểu về đời sống vật chất và tinh thần . Thí dụ, trong quan hệ với chồng, sau 3 tháng cưới về, người chồng không làm tròn bổn phận, người vợ có quyền đề xuất ly hôn. Điều này hoàn toàn khác hẳn với Tàu tuy Việt nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu . Hơn nữa, còn mới mẻ hơn cả đối với Âu châu thời đó .

Vậy người phụ nữ ngày nay nhìn ngưòi đàn ông Việt nam như thế nào ? Chắc chắn họ chỉ thấy đàn ông cầm quyền ở Việt nam làm mọi cách giữ chế độ độc tài giúp họ vừa bán nuớc, vừa cướp bóc có thật nhiều tiền bạc để hưởng thụ chớ không hề biết nghĩ tới xây dựng đất nước, cải thiện đời sống dân chúng . Như vậy họ có đáng bị đàn bà khinh bỉ không ?

Tại sao phải tới hơn nửa thế kỷ sau mới có Ngày Mùng 8 Tháng 3 ?

Thật vậy địa vị người phụ nữ về mặt nhơn quyền được cải thiện quá chậm . Cuộc Cách mạng Pháp 1789 mang ý nghĩa lịch sử là cuộc Cách mạnh Nhơn quyền và Dân quyền mà lại hoàn toàn bỏ quên thân phận người phụ nữ, tuy họ chiếm hơn phân nửa nhơn loại .

Thế lực truyền thống lớn mạnh, quyền lợi của nam giới cầm quyền, thành kiến đối với phụ nữ hình thành hàng ngàn năm do văn hóa Cơ đốc giáo, đã làm cho vấn đề phục hồi địa vị phụ nữ không thể dễ dàng .

Trong cuộc tranh luận về địa vị phụ nữ, tuy cũng có phái chủ trương nam-nữ bình đẳng, nhưng lực lượng lại quá yếu. Cũng có một số người đồng ý nam-nữ bình đẳng trên nguyên tắc, nhưng lại nhấn mạnh sự khác biệt giữa nam-nữ về mặt sinh lý, tâm lý và khí chất, tức là tính chất bổ sung cho nhau . Hơn nữa về mặt quyền lợi, người chồng đã là đại diện gia đình rồi, không đủ sao ? Đây là cái cớ và lý lẽ tốt nhất để tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng nam-nữ . Lập luận nam trọng nữ khinh tiếp tục cho rằng phụ nữ so với nam giới có sự khác biệt không thể khắc phục được và qua việc quá nhấn mạnh và khuếch đại sự khác biệt đó đã tạo thành chỗ dựa bền vững cho sự bất bình đẳng nam-nữ trong đời sống xã hội, cả về chính trị .

Vì người phụ nữ không đứng ra làm cách mạng mà chỉ là người thừa hưởng cuộc đại cách mạng . Mặc dầu Cách mạng Pháp đã giải phóng người Do Thái, hủy bỏ chế độ nô lệ da đen, …

Cuối cùng, Bộ luật Dân sự của Napoléon lấy danh nghĩa nam- nữ cần thiết bổ sung cho nhau đã cho phép sự bất bình đẳng về giới tính . Đối với nam giới, nó là quyền lợi ; đối với phụ nữ, nó là nghĩa vụ.  Napoléon chủ trương phụ nữ phải phục tùng chồng .

 Bộ luật quy định : “ Chồng phải bảo vệ vợ mình, vợ phải tuân theo chồng mình” (điều 213), “ vợ có nghĩa vụ sống chung với chồng và phải theo chồng tới nơi cư trú mà người chồng cho là thích hợp ; chồng có trách nhiệm tiếp nhận vợ mình và có nghĩa vụ cung cấp nhu cầu sống cho vợ mình tùy theo khả năng và địa vị ” (điều 214).

Chưa được chồng đồng ý thì vợ không có quyền cho tặng, chuyển nhượng, thế chấp và thu nhận . Đây không gì khác hơn là thứ “ phu xướng phụ tùy ” .

Những qui định bất bình đẳng trong Bộ luật Napoléon mãi đến năm 1938 và 1942 mới thay đổi .

Vài vần thơ về Ngày Mùng 8 Tháng 3

Cứ mỗi năm tới ngày mùng 8 tháng 3, nhiều người nhắc tới bài thơ « Hôm nay mùng 8 tháng 3, Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi … » của Tú Sót mà ít người biết về nhà thơ trào phúng này. Nhưng với nhiều bản khác nhau, tuy nội dung không xa nhau lắm .

Tú Sót tên thật là Châu Thành, sanh năm 1930 tại Nghệ An . Năm 6, 7 tuổi, ông bắt đầu học chữ nho, sau đó mới học quốc ngữ . Lớn lên, ông tham gia chống thực dân pháp .

Ông lấy hiệu « Tú Sót » vì muốn nói mình chỉ là kẻ còn sót lại sau các tiền bối Tú Xương, Tú Mỡ .

Bài thơ trên có tựa là « 8-3 muôn năm » được làm trong những năm 80 của thề kỷ trước . Thơ của ông được tập trung lại thành một quyển nhan đề « Gà trống đẻ » (Thanh niên, Hà nôi, 1989) gồm nhiều bài dưới nhiều dạng khác nhau, như tứ tuyệt, lục bát, thất ngôn, thơ đố vui và được xuất bản . Đoc thơ của ông, người ta có cảm tưởng như ông mong ước  có dịp làm cho mọi người ai cũng có được một tiếng cười trong sáng .

Về thơ Tú Sót, có một giai thoại khá lý thú . “ Có một năm, đúng ngày mùng 8 tháng 3, nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, bạn của ông, đi uống rượu với bạn bè đến khuya mới về . Vợ làm cơm, có nhiều món ăn ngon, ngồi đợi .

Thấy chồng về, đã muộn lại còn say lướt khướt, bà vợ tỏ ý không vui, mặt cứ nặng như chì…. Thanh Sơn  liền đứng giữa nhà, đọc oang oang một bài thơ của Tú Sót, không hiểu sao lúc đó, bài thơ lại nhập tâm đến như thế :

“ Hôm nay mùng 8 tháng 3,
  Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi  
  Tôi phần bà một đĩa xôi .
  Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà  ! ”.

Bà vợ nghe ông chồng say đọc xong bài thơ, cười ngặt nghẽo . Hú vía ! Tú Sót đã một phen cứu bạn thoát khỏi thảm nạn sư tử Hà đông ”.

Thơ của Tú Sót diển tả cái hay, cái tình, cái hài hước rất tự nhiên mà đủ làm cho người đọc thấy hình ảnh một người chồng hiểu và biết ơn vợ . Rất nhiều thế hệ đã mê thơ của ông . Họ mê đến mức họ đã không ngại “ phỏng thơ ” Tú Sót để đưa ra nhiều dị bản mà ai đọc qua cũng không giữ được khỏi cười . Thí dụ như bài thơ sau đây mô tả tâm cảnh « xốn xang » của chị em phụ nữ trong Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 30/04/75 :

« Hôm nay mùng 8 tháng 3
    Chị em phụ nữ đi ra đi vào
   Hãy xem bất cứ nhà nào
   Chị em rỗi việc cũng vào cũng ra .
   Thật là ngứa mắt chúng ta
   Nhưng thôi cứ để họ ra, họ vào.
   Không thì “cửa sắt” họ rào,
  Anh em đố được “ đi vào, đi ra »

Nguyễn thị Cỏ May



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét