15-10-2016
Im lặng mãi, để rồi chết? Xin đừng tiếp tục vô cảm nữa nay
người mai ta mọi người ơi! Quyền Con Người đã bị chà đạp quá tàn nhẫn trên đất
nước này rồi… Tôi chẳng thể mãi làm ngơ trước bao cảnh tang thương diễn ra hằng
ngày hằng giờ quanh mình nữa! Chung tay vì một Việt Nam tôn trọng Nhân Quyền!
Theo báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 10-10, cơ quan an ninh điều
tra công an tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất việc khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đặc biệt
trong đó có tập tài liệu ““Stop police killing civilians – SKC” do chị Quỳnh
biên tập, in ấn. Đây có thể là bằng chứng để công an buộc tội chị Quỳnh và tống
chị vào tù, bỏ qua các áp lực của dư luận trong và ngoài nước, chà đạp lên “quyền
con người” mà VN đã kí kết với quốc tế.
Vậy “Stop police killing civilians – SKC” có gì?
Những trang đầu tiên của tập “Stop pollice killing civilians” là Công ước chống tra tấn của
LHQ mà Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết năm 2013. Mỗi trang sau đó là một trường
hợp người dân bị chết trong quá trình làm việc, tạm giam, tạm giữ, cải tạo tại
cơ quan Công an. Tổng cộng có 31 nạn nhân được đề cập đến trong tài liệu. Tất cả
thông tin được đăng tải trên MLB về các nạn nhân, diễn biến sự việc đều được
trích dẫn ra từ báo chí chính thống trong nước. Và dĩ nhiên còn vô số cái chết
khác chưa đưa ra công luận.
Trích:
– Ngày 7.5.2010, anh Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị giam
ở công an Điện Bàn, Quảng Nam! “tự thắt cổ bằng một sợi dây giày. Lúc đó anh mới
29 tuổi.”
– Ngày 7.6.2010 Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, ở làng Thủy Xuân
Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị 2 công an đánh chết.
– Ngày 30.6.2010, ông Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết khi bị tạm
giam ở công an Đại Từ, Thái Nguyên! ông bị bắt vì xô xát với mẹ mình. Kết quả
pháp y cho thấy nạn nhân tử vong vì xuất huyết não, đa chấn thương, vỡ xương
hàm và gãy xương sườn.
– Ngày 2.7/2010, Nguyễn Thành Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, thành
phố Đà Nẵng, trong khi bị dân phòng tạm giữ, ông Năm bị đánh trầm trọng và bị
trói ngoài ruộng. Ông chết tại nhà vì chấn thương vào ngay ngày hôm sau, mồng 3
tháng Bảy.
– Ngày 23.7.2010, anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, đi xe máy
không đội mũ bảo hiểm, bị bắt vào công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, chỉ mấy giờ
sau, chết gục trong nhà công an!
– Ngày 8.8.2010, anh Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết khi bị giam
ở công an Hậu Giang! Hải chết vì treo cổ tự tử. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi
chết, thi thể nạn nhân được hỏa táng, khiến không thể điều tra gì thêm nữa.
– Ngày 9.9.2010, ông Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết khi bị
công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai!
– Ngày 28.2.2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ
bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội, bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường
Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt
toàn thân. Bệnh viện Việt Đức phải mổ cấp cứu xác định ông Tùng bị giập hai đốt
sống cổ và chấn thương khắp người! Tám ngày sau ông Tùng chết!”
– Ngày 25.4.2011, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết
trong tư thế treo cổ ở trụ sở CA huyện Bến Cát và có để lại lá thư tuyệt mệnh.
Anh Nhựt là thủ kho của Cty lốp xe Kumho đóng tại KCN Mỹ Phước 3. Anh bị mời về
trụ sở CA huyện Bến Cát để làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ôtô xảy ra
tại Cty này.
– 31/08/2012, Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã Kim
Nỗ, huyện Đông Anh – Hà Nội, Nguyễn Mậu Thuận, một người dân ở Hà Nội đã tử
vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể, “chết ở tư thế treo cổ”.
– 16/09/2012, Hồ Long Giang (27 tuổi, ngụ P. Xuân An, TX.Long Khánh-Đồng
Nai) chết trong tư thế treo cổ bằng một chiếc áo ngay tại phòng tạm giữ của
công an thị xã.
– 01/01/2013 Trần Văn Tân, 53 tuổi, tử vong tại đồn công an
xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Công an cho là “tự tử’ trong đồn
chỉ vì công ty xi-măng Thành Công mất trộm một tấm tôn.
– Ngày 22/12/2013, Đinh Ngọc H. (36 tuổi, ngụ TX Dĩ An) dùng
dây thắt lưng (dây nịt) treo cổ chết ngay trong phòng tạm giữ tại Công an phường
Tân Đông Hiệp.
Hãy cùng nhìn lại 31 mạng người đã nằm im dưới mộ và ta sẽ
làm gì để ngăn chặn tình trạng đó? Khi mà mọi tiếng nói của người dân, đều bị
qui chụp vô những điều luật mơ hồ là 88 hay 258 mà chị Quỳnh là một ví dụ mới
nhất.
Xin kết thúc bài viết bằng một luận điệu của công an: tất cả
các nạn nhân chết trong đồn là do bệnh lý và tự sát???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét