Tấm hình : Cách đứng về tổ quốc của Nguyễn Công Khế với gia đình tại San Jose Hoa Kỳ - và kết quả của gia đình của tiếng nói phản biện Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Kể từ thập niên 60, khi những tác phẩm “kiếm hiệp” của Kim Dung làm mưa làm gió
ở Sài Gòn, nhiều tên nhân vật trong các tiểu thuyết của ông đã được người miền
nam dùng để minh họa cho các nhân vật ngoài đời, và trong số đó nhân vật “Nhạc
Bất Quần” được xem là biểu tượng cho những kẻ đạo đức giả, ngoài miệng thì nói
lời nhân nghĩa, hoa mỹ, nhưng trong bụng thì chứa đầy những âm mưu thâm độc,
tính toán và đầy thủ đoạn. Nhạc Bất Quần trở thành một “cụm từ” dân gian quen
thuộc của người miền nam Việt Nam.
Như tôi đã nói trong nhiều bài báo trước, một thể chế tàn tật sẽ đẻ ra một nền
báo chí quái thai, một nền báo chí quái thai sẽ tạo ra những con người điếm
đàng, và những con người điếm đàng “láu cá vặc” sẽ dẫn đến một xã hội băng hoại,
tan nát, và một xã hội băng hoại sẽ đưa dân tộc đến chổ diệt vong.
Trong xã hội hiện nay ở Việt Nam, với sự kiểm soát tư tưởng và tư duy, nền báo
chí của Việt Nam sau nhiều năm bị kềm kẹp, bị trói buộc, nay đã biến tướng
thành một thứ “quái thai”, những trò mượn danh “nhân dân bức xúc”, mượn danh “bản
sắc dân tộc”, mượn danh “giới tiêu thụ”, mượn danh “văn hóa khác biệt”, mượn
danh “luật lệ”, để rồi mở các chiến dịch bôi nhọ, “truy sát”, “tấn công” các nạn
nhân trên mặt báo chí, không cho nạn nhân có cơ hội phản biện, đưa nạn nhân vào
…nhà tù, tán gia bại sản, tất cả chỉ vì ….tiền.
Từ phóng viên, tổng biên tập cho đến những cây viết xã luận, đều đem quyền lợi
tiền bạc lên làm thước đo, sự biến tướng này đã dẫn đến thái độ “chảnh chọe” với
những kẻ làm ăn, nhưng lại “hèn hạ” với những quan chức , và người nghèo khổ biến
thành “tấm bình phong” che chắn cho những âm mưu tống tiền, tống tình bằng ngòi
viết, quả thật không khác nào những “Nhạc Bất Quần” của thời đại.
Vụ “lùm xùm” nước mắm hóa chất và nước mắm truyền thống, Nguyễn Quang Thông tổng
biên tập của tờ báo Thanh Niên “nhận kỷ luật”, chỉ vì các bài viết của “đệ tử”
dưới trướng, cái gọi là “Bộ Thông Tin và Truyền Thông” đã “thành công ngăn chặn
âm mưu lợi dụng báo chí”, sau khi tuyên bố rằng các bài viết có mục đích “làm lợi”
cho ngành nước mắm hóa chất, và “truy sát” ngành nước mắm truyền thống, khi tờ
báo Thanh Niên đưa các thông tin về tiềm năng nguy hiểm của Thạch Tín.
Cái gọi là “kỷ luật” của “Bộ Thông tin và Truyền Thông”, rồi thêm cái bài viết
“đánh hôi”, “té nước theo mưa” từ những tờ báo khác, cho thấy nền báo chí “quái
thai” của xã hội Việt Nam đã trở nên ‘khốn nạn’ đến mức nào.
Trong xã hội của nền báo chí tự do, lực lượng cầm bút luôn là lực lượng tranh đấu
cho xã hội mạnh mẽ nhất, họ luôn tiên phong, dấn thân sẳn sàng nhận các bản án
tù đày, hay những hậu quả to lớn cho bản thân họ, chỉ để đưa thông tin đến cho
độc giả của họ hay bảo vệ nguồn cung cấp thông tin đến tận cùng. Họ sẳn sàng
đương đầu với các thế lực của chính phủ, chỉ để bảo vệ quan điểm xã hội hay bảo
vệ quyền lợi của công chúng.
Những phóng viên đi lấy thông tin, họ chỉ có nhiệm vụ lấy thông tin, và không hề
đưa quan điểm cá nhân hay bình luận thông tin đó, họ phỏng vấn nhiều phía để
quân bình thông tin, ngăn chặn thông tin một chiều, đặc biệt là trong xã hội với
nền báo chí tự do, báo chí luôn có khuynh hướng bảo vệ tiếng nói đối lập, tiếng
nói phản biện với chính phủ, mục tiêu làm trong sạch hóa guồng máy chính phủ,
buộc các chính phủ phải minh bạch các thông tin.
Những tay viết xã luận, bình luận cũng vậy, khi tổng biên tập nhận một bài viết
có tính chất chỉ trích, phê bình một cá nhân, tổ chức hay chính phủ, họ luôn
tìm cách cho những đối tượng đó được viết bài phản biện, hay tìm cách phỏng vấn
đối tượng, để thông tin được rõ ràng hơn, và dành quyền quyết định lại cho độc
giả phán xét đúng hay sai của vấn đề.
Chính vì những nguyên tắc này, mà nền báo chí tự do luôn được niềm tin của quần
chúng, của độc giả, và cũng từ những nguyên tắc đó, mà nền báo chí mới tạo ra
được những ký giả, phóng viên can đảm dám đi hết con đường báo chí, họ không sợ
một lực cản nào, bởi vì họ biết, họ được bảo vệ bằng nguyên tắc, và các đồng
nghiệp sẳn sàng đứng ra bảo vệ cho họ trước bất kỳ mối đe dọa nào, kể cả từ
chính quyền.
Cách đây khoảng gần 10 năm, khi You tube trở nên phổ thông với tất cả mọi người,
nhưng hệ thống video online này chưa kiểm soát được nạn ăn cắp tác quyền, gây
thiệt hại khá nặng nề cho những đài truyền hình, các hãng phim ở Hollywood, một
số Thượng Nghị sĩ ở tiểu bang Texas, đã đề xuất đòi đóng cửa You tube cùng một
số trang mạng khác bao gồm luôn Wikipedia, một hệ thống chứa dữ liệu toàn cầu,
kết quả, You tube, Wikipedia, và hàng loạt các trang mạng khác đã đồng black
out một ngày, để phản đối ý định trên, và đến sau cùng các chính trị gia, các
thành viên quốc hội Hoa kỳ cũng phải bó tay, You tube phát triển đến ngày hôm
nay, nhưng công ty này cũng ý thức được trách nhiệm, họ sáng tạo những phần mềm
kiểm soát tự động về bản quyền, You tube nay đã trở thành môt kênh video có tầm
ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Câu chuyện trên cho thấy ở xã hội có nền tự do báo chí, thì quyền tự do sáng tạo,
tự do tư tưởng, tự do ngôn luận đã tạo ra những con người biết tranh đấu cho xã
hội công bằng hơn, tạo ra những phát minh phục vụ cho nhân loại.
Còn trong xã hội “báo chí định hướng”, sự trói buộc bằng luật lệ vô lý, sự thao
túng của chính phủ trong lãnh vực báo chí, đã tạo ra những con người yếu hèn,
không dám chống lại bất công và cường quyền, việc gì cũng phải “ngó” mặt các “cụ”
khốn nạn của “bộ chính trị”, của những kẻ vô văn hóa của “ban tuyên giáo trung
ương”.
Và khi quyền tìm kiếm sự thật của báo chí bị trói buộc, thay vì tranh đấu để
dành lại cái “quyền” tìm kiếm thông tin và sự thật, thì những con người trong
ngành “báo chí định hướng” đó lại trở nên “hèn” vô cùng, chỉ sử dụng quyền làm
báo để tống tiền, tống tình những nạn nhân, rồi nhân danh “xã hội” để buộc nạn
nhân phải ói….ra tiền.
Nền “báo chí định hướng” đã tạo ra những con người như vậy, cứ nhìn hình ảnh của
Nguyễn Công Khế qua bài viết “Nước Mắm và Truyền Thông” là đủ hiểu như thế nào.
Trong bài viết Nguyễn Công Khế khăng khăng nói rằng ông ta không đứng về một
phe nào trong bộ chính trị, chỉ đứng về dân tộc và tổ quốc? (sic), nếu quả thật
như thế thì con trai, con gái của Nguyễn Công Khế qua Mỹ lấy thẻ xanh làm gi?
Tuổi còn trẻ như vậy, tiền đâu ra mua 2 ngôi nhà ở miền bắc California? Lương
con trai của Khế làm trong đài Việt Today được trả bao nhiêu ? một, hai ngàn Mỹ
kim mà có khả năng trả dứt việc mua nhà một lần? Cách đứng về dân tộc và tổ quốc
của Nguyễn Công Khế là thế à, cho con chạy qua Mỹ trước???
Và trong bài viết Nguyễn Công Khế, miệng thì nói là không có thù oán với chủ đầu
tư Đa Phước, nhưng ngay sau đó lại lên tiếng “tố” rằng Đa Phước mua chuộc 4 tờ
báo, chuyên viết bài “lăng xê” cho Đa Phước, nó cho thấy cái tính chất “Nhạc Bất
Quần” của Nguyễn Công Khế nói riêng và giới “báo chí định hướng” nói chung, cái
miệng lúc nào cũng ‘tổ quốc”,”dân tộc”, ‘nhân dân”. Nhưng trên thực tế chỉ lo
kiếm….tiền cho bản thân bằng mọi cách, còn những biến động như môi trường, cá
chết, nước mắm có thạch tín, chỉ là cơ hội cho những tay chơi của nền “báo chí
định hướng” có cớ tống tiền, tống tình thiên hạ.
Có bao giờ Nguyễn Công Khế và những tay chơi ‘báo chí” nhìn thấy những dân oan
khiếu kiện đất đai, những con người phản biện xã hội và bất đồng chính kiến với
nhà cầm quyền, hay những cuộc biểu tình của người dân mà ghi nhận thông tin
đâu, chỉ cần “ông cố nội” có tên là “Ban Tuyên giáo trung ương” phán xuống là
“phản động”, là ‘lực lượng thù địch”, thì cả Nguyễn Công Khế hay nền “báo chí định
hướng” câm như hến, cái này không gọi là “hèn”, tôi không biết dùng ngôn từ nào
để diễn đạt.
Vì thứ Nhạc Bất Quần như Khế có bao giờ tìm đến những người đó dành cho họ tiếng
nói phản biện đâu, có bao giờ dám tìm hiểu xem người ta có uẩn khúc gì, có oan
khuất gì, mà dám đem cả cái mạng của họ để đương đầu với nhà cầm quyền?
Thiếu cái can đảm, bản lãnh của những người làm báo, không dám xông xáo vào xã
hội để khui ra những bất cập, tiêu cực từ những “quan” to cấp tỉnh trở lên, chỉ
“đè” những “thằng quan” cấp xã cấp phường để biểu diễn rằng ta đây cũng chống
….tiêu cực, thì không phải nền “báo chí què quặc” thì cũng là nền ‘báo chí quái
thai”, và chính nền báo đó cũng là nguồn gốc của những băng hoại xã hội, và
chính những con người trong nền ‘báo chí định hướng” cũng bị dân chúng khinh bĩ
gọi là “lũ kền kền báo…bổ”.
Chả trách nào dân chúng Việt Nam hôm nay, họ không còn tin vào những thông tin
của cái gọi là “báo chính thống”, những biến cố xảy ra, họ vào mạng xã hội để tìm
hiểu thông tin từ những nguồn thông tin “ngoài vùng phủ sóng” của cái gọi là
“Ban Tuyên giáo”.
Một xã hội mà có nền báo chí như vậy, chỉ biết tô hồng cho những “cụ” BCT, lăng
xăng chụp hình cho bà chủ tịch quốc hội, và bịt miệng những tiếng nói phản biện
xã hội, thì chắc chắn dân tộc trong xã hội đó chỉ đi đến diệt vong, các bạn cứ
nhìn tấm hình minh họa cho bài viết này, sẽ hiểu được nền “báo chí định hướng”
nó khốn nạn như thế nào.
Đọc thêm:
Nước mắm và Truyền thông, Nguyễn Công Khế (Một Thế Giới.VN, đăng ngày 25/10/2016)
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét