Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TOÀ ÁN THỰC DÂN


28-11-2016

Thời những năm 1930s của thế kỷ trước (20), quả thực chế độ thực dân vẫn còn rất nhiều quy định văn minh và họ duy trì một hệ thống luật pháp khá chặt chẽ dù cho đó là áp dụng đối với thuộc địa.

Họ rất tôn trọng luật pháp và cả luật sư, đúng với một nền tố tụng tranh tụng cũng như đảm bảo các quyền được biện hộ, được bảo đảm bởi pháp luật tố tụng khi bắt bớ và xét xử.

Pháp duy trì hệ thống luật pháp ở ba kỳ của Việt Nam có vẻ như là bằng những bộ luật khác nhau, nhưng tựu chung vẫn kế thừa gần như toàn bộ các quy định của luật pháp Pháp, ngoài những thứ thuế và các chế định được bổ sung riêng cho thuộc địa.

Họ cho phép dân được tự do lập hội và biểu tình, được quyền yêu cầu lên chính quyền sở tại cũng như chính quyền Pháp về các vấn đề vi phạm của các quan chức, chính quyền trong vấn đề cai trị.

Anh duy trì chế độ thuộc địa, nhượng địa ở Hồng Kông với các quy định luật pháp khá văn minh cùng nền tư pháp tranh tụng trên cơ sở luật pháp mà chính quyền Hồng Kông cũng không được tự ý vi phạm. Bởi thế mà ông Nguyễn Ái Quốc, lúc đó bị nghi là “người cộng sản” với tên Tống Văn Sơ đã bị bắt âm thầm và trái luật Anh. Chính nhờ sự tôn trọng luật pháp và luật sư cùng nền tư pháp xét xử văn minh mà các luật sư người Anh tại Hồng Kông là Loseby và Jenkin đã biện hộ một cách thông minh, mạnh mẽ và đầy bản lĩnh mà từ đó đã cứu được ông Nguyễn Ái Quốc trước sự bắt giam có chủ đích của chính quyền Pháp mà họ nhờ Anh quốc dẫn độ người này với tội danh liên quan đến “chính trị”.

Nếu không có luật pháp văn minh, nếu không tôn trọng luật sư, không có nền tư pháp tôn trọng luật pháp thì thử hỏi rằng có thể nào tồn tại một ông Nguyễn Ái Quốc xứ An Nam để sau này làm nên chuyện hay không?

Thế mà, giờ ở chế độ mà người ta tung hô là tiên tiến nhất thế giới, người ta lại chỉ cần rút kinh nghiệm sâu sắc, phê và tự phê, biểu tình coi là trái luật và lập hội thì bị siết chặt đến chết yểu, và tất cả những thứ đó đều chưa có luật. Luật sư thì không được tôn trọng trong nền tư pháp mà điều tra viên cho hỏi mới được hỏi bị can. Bị gây khó khăn khi hành nghề. Xuất hiện chạy án, hối lộ vì trình độ luật sư quá tệ hại. Phải cấp giấy chứng nhận mới được tham gia bào chữa. Thế thì làm sao văn minh và đảm bảo được công lý trước toà án? Làm sao tố tụng và xét xử có thể công bằng, nghiêm minh và đúng pháp luật cho được?

Chỉ khi nào một đất nước mà luật sư được coi là một thiết chế độc lập với các cơ quan tiến hành tố tụng và đồng thời với đó là có một hệ thống toà án không còn bóng dáng của chỉ thị đảng phái và họp bàn liên ngành tư pháp thì lúc đó mạng người bớt rẻ mạt cũng như bị chà đạp bởi bạo quyền và luật pháp mới được tôn trọng thực sự.

Nhưng, chính họ đã phản bội lại thứ đã cứu vớt và lập nên được họ sau này và hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét