Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




DÙNG TÔN GIÁO DIỆT TÔN GIÁO: THÍCH NHẬT TỪ ĐÃ XUYÊN TẠC CÔNG GIÁO NHƯ THẾ NÀO

Ngô Phương Trạch
12/3/2022

Hồ sơ về chân dung của kẻ mượn áo Phật để hại người (Kỳ 3)

Ông Thích Nhật Từ nhận bằng khen của Văn phòng chính phủ

 Ông Thích Nhật Từ không chỉ tấn công, xuyên tạc Công giáo một lần. Thậm chí, ông ta là người mở ra phong trào “Phật tử không ăn lễ Giáng Sinh”, nhưng thất bại hoàn toàn. Bài viết dưới đây là một phản biện đầy thuyết phục về việc ông Thích Nhật Từ lợi dụng việc thuyết pháp để xuyên tạc giới Công giáo. Do lời lẽ rất thẳng thắn, nên tác giả bài viết đã ghi chú là “bài này chỉ phản biện bài thuyết giảng của Đại đức Thích Nhật Từ, nhằm vạch mặt sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn của kẻ nấp áo cà sa của sư quốc doanh đối với Kitô giáo. Không hề có ý xúc phạm đến Phật giáo hay tôn giáo khác”.

Tháng Tư 2020, Đại đức Thích Nhật Từ (tên khai sinh là Trần Ngọc Thảo), Trụ trì chùa Giác Ngộ TP.HCM, đăng đàn thuyết giảng về đề tài: “Cảnh báo về hiện tượng đổi đạo các Phật tử qua việc chăm sóc bệnh nhân và kinh nghiệm cận tử” (1).

Đây không phải là lần đầu tiên Thích Nhật Từ lợi dụng các bài thuyết giảng tại chùa Giác Ngộ và một số chùa khác để xuyên tạc một cách trắng trợn, vu khống và báng bổ giáo lý Kitô giáo. Nhưng lần thuyết giảng này thì trầm trọng hơn nhiều. Ông ta trắng trợn xuyên tạc và thêm thắt nhiều nội dung không có trong giáo lý Kitô giáo.

Lẽ ra trước khi muốn phản biện một nội dung gì, một đề tài gì, thì người phản biện phải tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ về những nội dung đó. Chúng ta không trách người ngoài Kitô giáo hiểu biết chưa đúng về Kitô giáo, nhưng những người như Thích Nhật Từ hiểu sai và rất mơ hồ về giáo lý Kitô giáo. Vậy mà lại dám “khua môi múa mép” đứng ra phản biện? Chẳng khác gì “múa gậy vườn hoang”.

Chúng ta hãy lần theo bài thuyết giảng này để xem Thích Nhật Từ đã xuyên tạc, bảng bố giáo lý Kitô giáo như thế nào? Mở đầu, Thích Nhật Từ dè dặt nói rằng: “Đây là đề tài khá nhạy cảm, việc nêu đề tài này không phải là lên án các tôn giáo bạn”. Nhưng nội dung thì hoàn toàn ngược lại. Ông ta khoe khoang đã thuyết giảng chủ đề “Chiến lược cải đạo củaThiên Chúa giáo và Tin Lành”, nhằm cảnh báo hơn 10 phương pháp mà các nhà thần học Kitô giáo, gồm các vị linh mục, các ma sơ đã làm rất tốt…

Ngay việc Thích Nhật Từ dùng cụm từ “Thiên Chúa giáo và Tin Lành” đã chứng tỏ Thích Nhật Từ không hiểu biết gì về Kitô giáo cả, hoặc có biết nhưng cố tình “đánh bùn sang ao”?

“Thiên Chúa giáo” là cụm từ của nhà nước CSVN dùng để ám chỉ những người theo Công giáo, vì họ không dám dùng từ Công giáo. Chính các Đức Giám mục Việt Nam cũng đã nhiều lần góp ý với nhà nước rằng dùng cụm từ này là không chính xác. Chỉ có ba tôn giáo này được gọi là Tôn giáo Nhất thần, là Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Trong đó Công giáo và Tin lành là hai trong bốn hệ phái chính của Kitô giáo, gồm Công giáo, Tin lành, Chính thống và Anh giáo. Theo giáo lý Kitô giáo: Không có tôn giáo nào gọi là Thiên Chúa giáo cả.

Thích Nhật Từ khoe rằng, năm 1991, ông ta được cái gọi là “Ủy ban Đoàn kết Công giáo yêu nước” (UBĐKCGYN) TP.HCM mời thuyết trình phản biện tác phẩm “Thần học Kitô giáo theo cung cách châu Á” của Mục sư Tống Toàn Thịnh (Choan Seng Song), người Đài Loan. Nên biết rằng, cái gọi là UBĐKCGYN không phải là một tổ chức của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà đó là một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cánh tay nối dài của ĐCSVN. Bản chất của cái gọi là Ủy ban này không phải nhằm đoàn kết người Công giáo, mà hoàn toàn nhằm chống lại Công giáo, như lời Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói: “Đó là Công giáo nhãn hiệu”. Do đó việc UBĐKCGYN TP.HCM mời Thích Nhật Từ phản biện tác phẩm “Thần học Kitô giáo theo cung cách châu Á” của Mục sư Tống Toàn Thịnh nhằm mục đích gì, là điều dễ hiểu.

Tiếp theo: Thích Nhật Từ giải thích Phúc âm Thánh Mác-cô thì nói người Tin lành gọi là Gia-cơ, Phúc âm Thánh Lu-ca thì Thích Nhật Từ nói rằng người Công giáo gọi là Joon, người Tin lành gọi là Jang.

Sai hoàn toàn. Thật buồn cười cho một vị Tiến sĩ Phật học, ngay cả tên gọi của các sách Phúc âm của Kitô giáo cũng không biết, vậy mà cũng mở miệng ậm ự thuyết giảng và phản biện?

Ông ta giảng tiếp “Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển, tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhất thế giới, nhưng ít nhất 80% người Mỹ là mê tín”. Đúng là “ếch ngồi đáy giếng”. Một bài viết trên báo nhà nước CSVN năm 2016: “Các nước phương Tây có nhiều người đoạt giải Nobel nhất; trong đó, Mỹ dẫn đầu với tổng cộng 336 người đoạt giải. Trong tất cả các lĩnh vực, Mỹ đều xếp thứ hạng cao, nhất là lĩnh vực vật lý. Vì nước Mỹ sở hữu nhiều ‘bộ não thông minh nhất thế giới” (2). Phải chăng cái “mê tín” mà Thích Nhật Từ muốn nói là vì nước Mỹ sở hữu nhiều bộ não thông minh nhất thế giới?

Thích Nhật Từ: “Thời đế quốc Roma, đạo Công giáo được truyền đi khắp thế giới thông qua dấu giày xâm lược của đế quốc La Mã trên toàn cầu”. Hoàn toàn xuyên tạc lịch sử. Đế quốc Roma được bắt đầu từ sự lên ngôi của Caesar Augustus, là vị Hoàng đế đầu tiên, trị vì La Mã từ năm 27 trước Công nguyên. Và bị sụp đổ sau vào năm 1453 (sau Công nguyên). Thời kỳ cực thịnh nhất của Đế quốc Roma là hai thế kỷ đầu tiên. Nó đạt tới đỉnh cao về lãnh thổ dưới triều đại của Trajan (98–117 SCN), bao gồm những vùng lãnh thổ rộng lớn nằm xung quanh Địa Trung Hải ở châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, cho tới giai đoạn khủng hoảng quân sự thế kỷ thứ Ba.

Sau khi Chúa Giê-su mất vào khoảng năm 33 (sau Công nguyên), các Thánh Tông đồ mới bắt đầu đi truyền giáo, ban đầu là trong cộng đồng người Do Thái, sau đó mới tỏa đi tới các vùng khác thuộc Đế quốc Roma. Nhưng rồi cuộc bách hại người Công giáo bắt đầu từ năm 64, khởi sự từ Rô-ma và tràn ra khắp Đế quốc. Các Ki-tô hữu lại bị bách hại rất ác liệt, kéo dài hai thế kỷ rưỡi. Thời kỳ ấy, các Ki-tô hữu phải sống chui rúc dưới các hang Toại đạo dưới lòng đất mà ngày nay vẫn còn.

Đặc biệt là Hoàng đế Nero, người dám đốt thành Roma để lấy cảm hứng làm thơ. Trước sự căm phẫn của nhân dân, ông đổ vạ cho người Ki-tô hữu, hành hạ rồi đem giết cho thỏa giận. Thánh Phê-rô và Phao-lô tử đạo vào thời này, năm 67 (sau Công nguyên). Cho đến năm 313, Hoàng đế Constantinus I Đại Đế ban bố chiếu chỉ Milan, theo đó Đế quốc La Mã coi trọng quyền tự do tôn giáo. Từ đó, Ki-tô giáo được chấm dứt thời kỳ bị đàn áp.

Vậy mà Thích Nhật Từ dám xuyên tạc rằng: “Thời đế quốc Roma, đạo Công giáo được truyền đi khắp thế giới thông qua dấu giày xâm lược của đế quốc La Mã trên toàn cầu”. Thích Nhật Từ nói tiếp: “Phép ấn chứng lễ Xức dầu: Luồng quyền năng từ Đấng Toàn Năng có thể xuyên qua thân thể của người ban phước cho đến thân thể của người bệnh, và người bệnh được khỏi bệnh… rằng anh em sẽ được hết bệnh, sống khỏe mạnh và thậm chí khỏi hẳn”.

Đây là sự xuyên tạc hết sức trắng trợn và hàm hồ. Giáo luật giải thích: “Bí tích Xức Dầu bệnh nhân ban cho ta những ơn này: Một là thêm ơn tin tưởng phó thác cho Chúa; hai là kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa để sinh ơn cứu độ; ba là cả Hội Thánh cùng hiệp thông cầu nguyện cho bệnh nhân; bốn là chuẩn bị cho cuộc ra đi cuối cùng được tốt đẹp”. Hoàn toàn không có chuyện người bệnh được xức dầu thì khỏi bệnh (3).

Thích Nhật Từ nói tiếp: “Đến thời điểm này, trong số những người bị nhiễm và bị chết, Hoa Kỳ đứng đầu số người chết vì dịch corona, mà người theo đạo Tin lành chiếm đa số, Ý đứng thứ nhì, rồi đến Tây Ban Nha. Tại Roma có tối thiểu 50 linh mục chết vì corona trong khi đang nỗ lực Xức dầu cho bệnh nhân hết bệnh. Nếu điều đó là thật thì 50 vị linh mục này không phải chết vì nghi thức đó làm cho bệnh nhân được sống. Và rất nhiều ma sơ bị nhiễm”.

Ở đây Thích Nhật Từ có ý mỉa mai rằng, những quốc gia theo Kitô giáo lại là những quốc gia có số người chết vì dịch corona nhiều nhất. Xuyên tạc trắng trợn đến thế là cùng. Giáo lý Công giáo không hề xác quyết rằng, Bí tích Xức dầu làm cho bệnh nhân khỏi bệnh. Nhưng Thích Nhật Từ đã tự bịa đặt ra và mỉa mai: “Nếu điều đó là thật thì 50 vị linh mục này không phải chết vì nghi thức đó làm cho bệnh nhân được sống”. Đây là hành vi “ngậm máu phun người”, “bốc lửa bỏ tay người”.

Dịch bệnh corona xuất phát từ Trung Cộng và nay lan tràn ra khắp thế giới, làm cho hàng chục ngàn người chết vì dịch bệnh này, là nỗi đau của những người có lương tri, thì Thích Nhật Từ với giọng hả hê, coi đó như một sự đắc thắng, như một sự trả thù với tôn giáo mà ông ta vô cùng căm thù. Cười cợt và nhạo báng trên nỗi đau của kẻ khác liệu có phải là cái tâm từ bi mà Đức Phật đã dạy mà nay Thích Nhật Từ, một giáo sĩ Phật giáo đang thực hành?

Câu hỏi đặt ra là tại sao Thích Nhật Từ lại hốt hoảng kêu gào và vu khống Kitô giáo vào lúc này như vậy? Có hai sự kiện vừa xảy ra, mà một trong hai sự kiện đó đã được Thích Nhật Từ nói đến.

Một là nữ diễn viên Mai Phương vừa qua đời vào tối 28 Tháng Ba ở tuổi 35 vì ung thư phổi, mà theo Thích Nhật Từ, diễn viên Mai Phương là một Phật tử thường hay đi chùa. Vào những ngày cuối đời, nữ diễn viên này đã bỏ Phật giáo và theo Tin lành.

Hai là ông Nguyễn Phúc Liên Thành, nguyên Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên-Huế, là người sinh ra và lớn lên trong gia đình Hoàng tộc ở Huế, có truyền thống nhiều đời theo Phật giáo. Nhưng vừa qua ông Nguyễn Phúc Liên Thành lại tuyên bố từ bỏ Phật giáo và gia nhập đạo Công giáo. Ông Liên Thành nhận định: “Giờ đây Phật Giáo Việt Nam trong nước và hải ngoại đang ở trong giai đoạn cuối của pháp nạn, giai đoạn tan rã hoàn toàn không còn đứng dậy nổi. Phật giáo đang trên đà hủy diệt hoàn toàn”.

Có lẽ vì hai sự kiện trên, cùng với lòng thù hận Kitô giáo đến tận xương tủy đã tích tụ lâu ngày, đã làm cho Thích Nhật Từ hoảng loạn, choáng váng và phun ra những lời cay độc như vậy. Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam từ năm 1533, khi các vị Thừa sai châu Âu theo các tàu buôn nước ngoài vào truyền đạo, cho đến nay được gần 500 năm. Theo dòng lịch sử, Giáo hội Việt Nam cũng trải qua nhiều biến cố, nhiều bước thăng trầm, qua nhiều cuộc bách hại. Đỉnh cao của các cuộc bách hại là từ những năm 1745-1862 dưới sự cai trị phần lớn thời gian của các vua triều Nguyễn. Nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam chẳng những không bị tiêu diệt mà ngược lại vẫn tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trong thế giới văn minh, các chức sắc tôn giáo không bao giờ truyền giáo bằng cách vu khống, xuyên tạc, mạ lỵ các tôn giáo khác. Mà họ dùng tài thuyết giảng, tài hùng biện của mình để thuyết giảng về tôn giáo họ, để thu phục các tín đồ. Nhưng Thích Nhật Từ lại truyền giáo bằng cách xuyên tạc, vu khống và mỉa mai các tôn giáo khác. Điều này chẳng khác gì bọn khủng bố IS đang hàng ngày tàn sát những người vô tội một cách man rợ mà chúng cho là khác đạo.

Thế nhưng những sự xuyên tạc vu khống của Thích Nhật Từ và những kẻ khác nữa không thể làm cho giáo lý Kitô giáo vì thế mà bị lu mờ. Những hành động chống phá thô thiển và rẻ tiền ấy chẳng khác gì “nước chảy trên đá” mà thôi.

Chú thích:

(1) https://www.youtube.com/watch?v=-HJ4Vwk5O5g
(2) https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-nuoc-my-va-nguoi-do-thai-am-nhieu-giai-nobel-d171282.html
(3) http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GLDuTong/Bai19.htm

(Sài Gòn Nhỏ)
◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét