Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XÉT XỬ CÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI : ĐÌNH HOÃN KHÔNG NẰM TRONG KỊCH BẢN

Lê Diễn Đức phỏng vấn Trịnh Kim Tiến

Băng rôn của gia đình nạn nhân trước Toà án,
Hà Nội ngày 14/5/2012 - Ảnh: Dân Làm Báo
 
Vào sáng ngày 14/5/2012, Hội đồng xét xử Toá án tối cao Hà Nội đã quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm xét xử cựu trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã đánh gãy cổ gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011, chỉ vì ông Tùng đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

Cái chết oan khuất của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng lạm quyền, sử dụng bạo lực thô bạo phổ biến của công an Việt Nam khi làm nhiệm vụ đã làm dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ.


Cũng nên nhắc lại, vào ngày 23/10/2010, đánh chết em Nguyễn Văn Khương 21 tuổi ngay tại trụ sở công an, cũng chỉ vì em Khương đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, cựu thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp đã bị Toà án tỉnh Bắc Giang xử phạt tù giam 7 năm.

Bản án dành cho Nguyễn Văn Ninh của phiên toà sơ thẩm ngày 13/1/2012 với 4 năm tù giam theo điều 97 Bộ Luật Hình Sự, cùng với nhiều sai phạm về thủ tục tố tụng đã được luật sư, gia đình cô Trịnh Kim Tiến, con gái của nạn nhân, cùng nhiều tác giả của các bài viết vạch trần sự bất minh trước công luận. Cả 4 người trong gia đình nạn nhân đều viết đơn kháng án.

Phiên toà bị hoãn trước sự tranh đấu quyết liệt của cô Trịnh Kim Tiến và gia đình. Và như vậy, một lần nữa chúng ta có cơ hội để xem vở hài công lý này sẽ tiếp tục được diễn ra sao, khi mà người công an áp giải tội phạm Nguyễn Văn Ninh ra xe đã nói câu: "Gia đình này chỉ làm mất thêm thời gian thôi"! Có nghĩa là mọi thứ đều đã có kịch bản? Vâng, chúng tôi biết thế, nhưng chúng tôi vẫn phải đưa âm mưu đen tối bao che cho tội ác ra trước ánh sáng công luận!

Dưới đây là cuộc phỏng vấn nhanh Trịnh Kim Tiến ngay sau khi ra khỏi Toà án ngày 14/5/2012.

Người bận quân phục xanh không xưng tên, chức vụ đã "cưỡng chế"
 lấy băng rôn trước sự phản đối của mọi người - Ảnh: Dân Làm Báo
 
Lê Diễn Đức: Được biết chỉ bà nội em là người duy nhất nhận được giấy triệu tập tới dự phiên toà phúc thẩm xử cựu trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, người đã đánh chết dã man cha em. Như vậy em, mẹ em và em gái "trắng tay". Điều gì đã khiến em quyết tâm tới toà án? Em không nghĩ rằng người ta sẽ dùng vũ lực ngăn chặn? Và kết quả?

Trịnh Kim Tiến: Đúng là chỉ có bà nội em là người duy nhất trong gia đình nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa, nhưng mẹ em, em và em gái vẫn quyết tâm đến Tòa vì em chắc chắn một điều rằng, theo đúng pháp luật, mẹ con em hoàn toàn có đủ tư cách để tham dự phiên tòa. Đó là quyền lợi và nghĩa vụ của thân nhân người bị hại, quyền cơ bản của con người. Em cũng lường trước là họ sẽ gây khó khăn, ngăn cản việc tham gia tố tụng trong phiên tòa của gia đình em, nhưng em kiên quyết đấu tranh đến cùng để đòi lại quyền lợi hợp pháp của gia đình mình và kết quả là họ phải cho 4 người trong gia đình em vào Tòa.

Lê Diễn Đức: Khi tới phòng xử án, thái độ của hội đồng xét xử như thế nào khi thấy sự hiện diện đầy đủ của gia đình em?

Trịnh Kim Tiến: Toà có đọc đủ tên những người trong gia đình em ở phần triệu tập và giải thích việc bà nội em là người duy nhất nhận được giấy triệu tập là do lỗi của văn thư.

Lê Diễn Đức: Nguyên nhân mà toà quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được công bố là "không đủ nhân chứng"? Có phải là do em và gia đình đòi hỏi phải có nhân chứng đầy đủ như trong đơn kháng cáo?

Trịnh Kim Tiến: Gia đình em đã yêu cầu hoãn lại phiên tòa vì những người làm chứng và những người chịu trách nhiệm liên quan trực tiếp đến vụ án không được triệu tập đến phiên tòa để đối chất công khai tại tòa. Chỉ có nhân chứng Phạm Quang Hùng và dân phòng Đặng Hoàng Anh được triệu tập, nhưng Đặng Hoàng Anh không đến, không có mặt tại Tòa.

Lê Diễn Đức:  Như vậy là một phiên toà bị hoãn không định trước. Em có tiếp tục theo đuổi tranh đấu đến cùng cho sự thật và công lý không?

Trịnh Kim Tiến:  Em sẽ vẫn chờ đợi và tiếp tục đấu tranh để đòi lại sự thật và tìm lại công lý đang bị mất tích.

Lê Diễn Đức:  Những ai đã ra toà chia sẻ, động viên em và gia đình? Em có điều gì gửi gắm đến những người  đã và đang đứng về phía em và gia đình để đòi nhà cầm quyền phải thực thi công lý trong minh bạch và công bằng?

Trịnh Kim Tiến:  Em muốn chia sẻ với tất cả mọi người rằng, xin đừng nản chí, xin đừng mệt mỏi. Em muốn và hy vọng như thế.

Em cũng gửi lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc nhất với những người đã luôn bên em, đồng hành cùng em trong thời gian qua và trong những ngày tới.

Đã hơn một năm nay, gia đình em đã đấu tranh để đi đến sự thật với sự giúp đỡ, chia sẻ của anh em, bạn bè dù không cùng máu thịt. Thật sự em mong công lý sẽ giành được để những công sức trong tháng ngày qua của chúng ta không uổng phí.

Nhìn thấy mọi người hết lần này đến lần khác, giữa trời giá lạnh đến ngày hè nóng bức đứng cùng gia đình em nơi cánh cổng công lý để tìm lại công bằng thực sự cho cánh cổng ấy, đọc những dòng tin, những lời động viên chia sẻ cả người gần lẫn người xa, em cảm động và xót xa vô cùng.

Dường như những giọt nước mắt đang chảy trong tim, không thể diễn tả ra thành lời nói. Cả quãng đường dài đó, em biết và chúng ta đều biết ai cũng có đôi khi chùn bước, ai cũng có những lúc mệt mỏi, nhưng chúng ta vẫn bước cùng nhau.

Thực hiện ngày 14/5/2012

© 2012 Lê Diễn Đức
 http://www.rfavietnam.com/node/1192

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét