Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




KHOẢNG CÁCH TỪ KÊ KHAI TỚI CÔNG KHAI

Đào Tuấn
20-7-2012

Vấn đề kê khai, còn chưa thực sự đi kèm với công khai, còn bị ngăn cách bởi những cái dấu “mật”.

Thanh tra Chính phủ vừa hoàn thành dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng với lần đầu tiên, lương, phụ cấp của các lãnh đạo DNNN được đưa vào mục “công khai, minh bạch”. Dự thảo cũng quy định về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm từ 100 triệu đồng trở lên so với lần kê khai gần nhất. Và với việc bổ sung, tăng cường kê khai tài sản, đây chính là việc cụ thể hóa quy định tại NQ TƯ 4 về một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước. Kê khai phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú”. Cơ quan chức năng kỳ vọng nó sẽ trở thành “vũ khí” chống tham nhũng, tiêu cực- đã và đang là những “quốc nạn”.
Có người cho rằng lỗ hổng lớn nhất ở quy trình quản lý xã hội Việt Nam hiện này chính là quản lý tài sản. Bởi suy cho cùng, tài sản là thước đo từ năng lực, cho đến phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Việc tăng cường các biện pháp quản lý, giải trình nguồn gốc tài sản, vì thế, chính là khắc phục những bất cập trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, lương cũng như phụ cấp chỉ là những thu nhập chính thức, tồn tại song song với những thu nhập không chính thức.

Và vấn đề kê khai, còn chưa thực sự đi kèm với công khai, còn bị ngăn cách bởi những cái dấu “mật”.

Tại kỳ họp quốc hội vừa rồi, sau khi vụ tư dinh bạc tỷ của Bí thư tỉnh ủy Hải Dương được đưa ra công luận, báo chí dẫn lời một vị đại biểu QH cho rằng “không có lý do gì để các bản (kê khai) này phải đóng dấu mật”, bởi “Muốn bảo vệ tốt nhất là công khai”. Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, ĐBQH Đinh Xuân Thảo thậm chí còn nói đến “mô hình Na Uy” mà “Việt Nam mình cũng nên như thế”, có nghĩa là “muốn tìm thông tin tài sản của vị nào cứ gõ tên vào máy tính là có thể xem toàn bộ”.

Quyền có và sử dụng tài sản của công dân là một quyền được pháp luật bảo hộ. Nhưng đối với cán bộ, đảng viên thì việc kê khai tài sản và công khai việc kê khai đó, phải là một trong những yêu cầu bắt buộc. Bởi kê khai, mà không gắn liền với công khai thì đó chỉ là kiểu kê khai “đóng kín”, thiếu hoàn toàn sự giám sát từ người dân, từ công luận.

Khi vụ án “ván cờ bạc tỷ” kết thúc bằng những án tù giam cho những “con bạc”, nguyên là những quan chức nhà nước, một nghi án khác lại được mở ra: Vì sao Phó Giám đốc sở, một quan chức “cỡ hột mè hột cải”, lại có vài mảnh đất, mấy căn nhà, hàng chục tỷ để nướng trong những ván cờ tiền tỷ? Có điều, nghi án này sẽ không bao giờ trở thành một vụ án, bởi, như thực tế, với cơ chế kiểm soát hiện nay, với khoảng cách lớn giữa kê khai và công khai, sẽ rất khó để biết, để kiểm chứng nguồn gốc tài sản của cán bộ công chức.

http://daotuanddk.wordpress.com/2012/07/20/khoang-cach-tu-ke-khai-toi-cong-khai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét