Đặng Khương chuyển ngữ,
Helen Clark, Brisbane
Times
Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam của Lonely Planet |
Các cuộc đột kích của công an thường không phải là hiếm ở
Việt Nam nhưng đến thăm cáccửa hàng sách để tịch thu sách hướng dẫn du
lịch của Lonely Planet là chuyện không bình thường.
Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam của Lonely Planet đã làm
phía chính quyền nổi giận vì bản đồ trong đây đề cập đến vùng Biển Nam Trung
Hoa, nơi mà Việt Nam mạnh mẽ gọi là Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).
Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp khu
vực có lượng dầu, khí đốt và ngư sản phong phú quanh quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa. Philippines, Đài Loan, Brunei, và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền
một phần tại các khu vực nêu trên.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tiếp tục gia tăng
trong thời gian gần đây khi tổng công ty dầu khí CNOOC thuộc Trung Quốc mời các
công ty nước ngoài đến đấu thầu tại các lô mà Việt Nam lên tiếng khẳng định
thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Hiện nay khu vực này đã có các dự án
hoạt động của một số công ty nước ngoài dưới sự bảo vệ của lực lượng tuần tra
Việt Nam.
Một chủ cửa hàng sách đã bị Bộ Thông tin đến thăm nói rằng
tình hình “hiện nay nhạy cảm hơn vì căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Các chủ cửa hàng thường cũng cất những cuốn sách khác có khả năng làm cho các
cơ quan chức năng không vừa lòng giữa thời gian truy quét đang diễn ra căng
thẳng (các quán bar thường cũng bị công an đến buộc đóng cửa sớm với những lý
do tương tự).
Tính chất chống Trung Quốc tại Việt Nam đôi khi mặc nhiên
được khuyến khích như cách để “gửi một thông điệp tới Bắc Kinh”, nhưng việc này
cũng được giám sát chặt chẽ vì sợ rằng các cuộc biểu tình sẽ chuyển qua chống
chính phủ. Các blogger đã từng bị bắt giữ trong quá khứ vì chỉ trích chính
quyền hoặcchỉ trích cách cư xử của chính quyền đối với phía Trung Quốc.
Hai tuần qua, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra
tại Hà Nội với những ánh mắt theo dõi chặt chẽ của công an và an ninh. Từ tháng
Tư năm ngoái, tại Việt Nam đã có gần một chục cuộc biểu tình được tổ chức vào
mỗi buổi sáng Chủ nhật tại các địa điểm trung tâm thành phố. Nhưng sau khi cuộc
đối thoại diễn ra với Bắc Kinh thì các cuộc biểu tình cũng nhanh chóng bị
dập tắt. Lý do dẫn đến các cuộc biểu tình trên là vì một tàu khảo sát của Việt
Nam bị cắt dây cáp ở ngoài khơi, được cho là do phía Trung Quốc thực hiện. Việc
Trung Quốc tạm giữ các ngư dân Việt Nam cũng đã làm cho nhiều người dân giận dữ.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia
hồi tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết: “Chúng tôi quan
tâm đến tự do hàng hải, bảo trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc
tế và thương mại không bị cản trở ở vùng Biển Đông”, mặc dù Hoa Kỳ không có
tuyên bố chủ quyền trong vùng biển rộng lớn này. Một ngày trước đó bà Clinton
cũng đã viếng thăm Hà Nội.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/?p=8623
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét