Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"HƠN 600 TỈ ĐỒNG ĐI ĐÂU ?" ĐÃ CÓ KẾT LUẬN RÕ RÀNG

Minh Tuấn
21/10/2012

Kết luận về sự việc trên đã được công bố, rất mong các cơ quan chức năng tiến hành giải quyết, xử lý nghiêm minh và dứt điểm việc sai phạm này, đem lại niềm tin vào sự công minh của pháp luật.

Sau loạt bài “Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu” của Báo CCB Việt Nam, phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo CCBVN đã mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng việc cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này…

Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo CCBVN đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan. Ngày 19-10-2012, NHNN Việt Nam đã công bố bản kết luận thanh tra số 177 /KL-TTGSNH1.m ngày 24-5-2012 của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, bản kết luận này dày 32 trang do Phó chánh thanh tra giám sát ngân hàng Đặng Văn Thảo ký, và Sổ phụ tài khoản của ông Đặng Thành Tâm tại ngân hàng Phương Tây.

Báo cáo kết quả giám sát của Bản kết luận Thanh tra trên đã khẳng định 6 khoản vay của ông Đặng Thành Tâm là hoàn toàn sai phạm. Như vậy những nội dung Báo CCBVN đã phản ánh trong loạt bài về vi phạm của ông Đặng Thành Tâm là hoàn toàn chính xác.

Kết luận về sự việc trên đã được công bố, rất mong các cơ quan chức năng tiến hành giải quyết, xử lý nghiêm minh và dứt điểm việc sai phạm này, đem lại niềm tin vào sự công minh của pháp luật.

Được biết, ông Đặng Thành Tâm hiện không có mặt ở Việt Nam. Là Đại biểu Quốc hội nhưng ông không tham gia tiếp xúc cử tri theo luật định. Cử tri cả nước cũng đang mong ý kiến trả lời từ phía Quốc hội về những vấn đề như Báo CCB Việt Nam đã đặt ra với ông Đặng Thành Tâm.

http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1314&Chitiet=13795&Style=1

===============

Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu? (kỳ 3)
Minh Tuấn
03/10/2012

Đại gia ngân hàng Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi mờ ám tại Ngân hàng Phương Tây

Trong nhiều năm qua, đại gia có thế lực cả về kinh doanh lẫn chính trị Đặng Thành Tâm, ông chủ thực sự của các Ngân hàng Phương Tây và Navibank đã dùng nhiều thủ đoạn sai trái và mờ ám để thao túng và trục lợi từ các ngân hàng này.

Thông qua vợ là bà Nguyễn Thị Kim Thanh và các công ty mà ông Tâm trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ (Công ty công nghệ viễn thông Sài Gòn, Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng, Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng, Công ty CP địa ốc Viễn Đông Việt Nam), ông Tâm đã thao túng được 35,78% tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Phương Tây. Việc làm này đã vi phạm quy định về giới hạn sở hữu tại một ngân hàng tối đa là 20% được quy định bởi Luật Các tổ chức tín dụng.

Bằng việc sở hữu phi pháp 35,78% ngân hàng này, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được toàn bộ HĐQT và bộ máy quản lý, điều hành của ngân hàng. Từ đó, ông Tâm đã chỉ đạo bộ máy của ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay hàng nghìn tỷ đồng sai pháp luật phục vụ mục đích cá nhân. Tổng số tiền mà ông Tâm đã rút ra từ Ngân hàng Phương Tây dưới các hình thức cho vay khác nhau cho các công ty và cá nhân có liên quan đã lên đến hơn 5 nghìn tỷ đồng, bằng 150% vốn tự có của ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và giới hạn cho vay đối với một khách hàng và đối tượng liên quan (tối đa 25%).

Ngoài ra, để rút 1.800 tỷ đồng từ ngân hàng, ông Tâm còn đạo diễn cho Ngân hàng Phương Tây mua trái phiếu (bản chất là cho vay) của Công ty CP công nghệ viễn thông Sài Gòn (300 tỷ đồng) và Tổng công ty đô thị Kinh Bắc (1.500 tỷ đồng) dựa trên những phương án kinh doanh không rõ ràng, các dự án lập khống, dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng. Công ty CP chứng khoán Navibank (do ngân hàng Navibank mà bản chất là ông Tâm sở hữu) cũng được ông Tâm sử dụng để lấy tiền từ ngân hàng thông qua việc nhận đặt cọc môi giới mua trái phiếu trị giá 600 tỷ đồng. Số tiền này cũng được ông Tâm sử dụng một cách mờ ám, không đúng mục đích. Bằng cách thức nhận uỷ thác đầu tư, ông Tâm đã tuồn được hơn 600 tỷ đồng cho các công ty của gia đình là Công ty CP đầu tư và công nghiệp Tân Tạo và Công ty CP xây dựng Sài Gòn.

Ông Tâm còn chỉ đạo mua tài sản cho ngân hàng với giá trị khống, cao hơn nhiều lần giá thị trường để trục lợi cá nhân như việc mua dự án Văn phòng số 1 Láng Hạ, Hà Nội.

Nhìn chung, chiêu thức thường được ông Tâm sử dụng để rút tiền ở Ngân hàng Phương Tây sau khi đã thao túng được ngân hàng này là chỉ đạo các công ty liên quan lập hồ sơ khống, phương án vay giả mạo để vay tiền hoặc nhận tiền từ ngân hàng, sau đó chuyển tiền cho các cá nhân liên quan sử dụng sai mục đích. Đáng chú ý có cả những khoản tiền chuyển thẳng vào tài khoản của ông Tâm như thông tin Báo Người cao tuổi đã nêu.

Thông qua việc sở hữu ngân hàng sai pháp luật và lạm dụng ảnh hưởng chính trị, ông Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản.
Hành vi phạm pháp của ông Đặng Thành Tâm đã rõ nhưng không hiểu vì sao các cơ quan thừa hành pháp luật còn làm ngơ với ông Đặng Thành Tâm?

http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1314&Chitiet=13643&Style=1


====================


HƠN 600 TỶ ĐỒNG CHẠY ĐI ĐÂU ? (kỳ 2)

Minh Tuấn
23/09/2012

Báo CCBVN Điện tử và tuần báo số 933 ra ngày 13-9-2012 đăng bài: “Hơn 600 tỷ đồng đi đâu” phản ánh về vi phạm về mặt tài chính của ông Đặng Thành Tâm- Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Việc rút tiền được thực hiện ra sao, Báo CCBVN tiếp tục thông tin đến bạn đọc một số phương thức của quá trình này. Cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao đến nay vẫn chưa thấy xử lý theo pháp luật?

Từ việc mua sắm tài sản có dấu hiệu không minh bạch

Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có 06 khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất là 1.348.368 triệu đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng gồm:

- Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (là vợ ông Đặng Thành Tâm- ủy viên thường trực HĐQT Navibank) số tiền 273.694 triệu đồng.

- Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng ( là em gái ông Tâm) số tiến 102.000 triệu đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh số tiền 609.027 triệu đồng.

- Thanh toán hơp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM cho bà Phạm Thị Lê, số tiền 283.241 triệu đồng.

- Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng CT phát triển đô thị Kinh Bắc- CTCP số tiền 72.732 triệu đồng (Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch HĐQT của công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo công văn số 03/2008/NQ-HĐQT, số tiền 43.673 triệu đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dich, Chi Nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lý như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các khoản tạm ứng này đã hơn 1 năm với số tiền lớn (1.348.368 triệu đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp Hội đồng quản trị, tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch về giá cả, cụ thể: Nghị quyết họp HĐQT ngày 06/07/2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3 TP HCM làm trụ sở chi nhánh… với giá 22.5 lượng vàng SJC/m2.

Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang mua và bán, Siêu thị đất Sài Gòn… tại khu vực trên, giá bán cao nhất vào khoảng 280 đến 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7.32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 04/07/2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, tham khảo giá tại khu vực này cao nhất khoảng 5.8 lượng vàng SJC/m2.

Tuy nhiên, qua xác minh tại một số địa chỉ này đã xác định: Địa chỉ số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 3, TP HCM hiện là trụ sở của CTCP du lịch Sài Gòn- Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, tuy nhiên, giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 04/12/2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP HCM cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn ( đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga và ông Đặng Thành Tâm, Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền số 0998 và 0999 tại văn phòng công chứng Bến Thành).

Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lý mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.

Đến việc mua trái phiếu để đầu tư sai mục đích

Số lượng phát hành: 400.000 trái phiếu. tổng trị giá 400 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Khu đô thị Cát Lái- quận 2- TP HCM do CTCP xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kỳ hạn 05 năm ( từ 08/07/2009 đến 08/07/2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thực trả gốc : cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TS BĐB: toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuốc dự án khu đô thị (KĐT) Cát Lái, quận 2, TP HCM. Trị giá: 2.019 tỷ đồng. CTCP xây dựng Sài Gòn: Bà Đặng Thị Hoàng Phượng (vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ, em ông Đặng Thành Tâm) làm chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh ( vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc.

Biên bản họp HĐQT CTCP xây dựng Sài Gòn có đầy đủ chữ ký của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Nguyễn Thành Tâm); ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ ký quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lý: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến ngày 29/02/2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỷ đồng.

Dòng tiền liên quan được sử dụng cụ thể như sau: Ngày 08/07/2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn, số tiền 400 tỷ đồng. Cùng ngày, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng số tiền 12 tỷ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 09/07/2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng sô tiền 148 tỷ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10/07/2009, chuyển tiền cho vay, số tiền 100 tỷ đồng. Phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092), chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm, số tiền 100 tỷ đồng.

Số lượng phát hành: 3.000.000 trái phiếu. Tổng trị giá 300 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kỳ hạn 05 năm (từ 09/2009-12/2009 đến 9/2014-12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TSBĐB: quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc dự án tân Phú Trung. Trị giá 833 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2011, tổng chi phí đầu tư vào dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỷ đồng.

Dòng tiền liên quan này được sử dụng như sau: Ngày 17/09/2009, NVB chuyển tiền mua trái phiếu, số tiền 86,86 tỷ đồng. ngày 12/10/2009, CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc trả nợ gốc hợp đồng tín dụng trung, dài hạn ( từ năm 2004 và 2006) tại HDBank CN Sài Gòn, số tiền 30 tỷ đồng. Ngày 18/12/2009, NVB chuyển tiền mua trái phiếu, số tiền 213,13 tỷ đồng. Ngày 04/01/2012, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút một phần gốc 02 , số tiền 38,2 tỷ đồng. Cùng ngày, chuyển tiền trả lãi cho Quỹ đầu tư phát triển, số tiền 38,2 tỷ đồng. Ngày 18/3/2012, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút một phần gốc 02 , số tiền 17,36 tỷ đồng. cùng ngày trả nợ gốc và lãi tại Navibank, số tiền 19,10 tỷ đồng. Ngày 07/04/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 1,12 tỷ đồng. Ngày 07/04, 08/04/2010, trả nợ gốc và lãi tại Navibank, số tiền 1,14 tỷ đồng. Ngày 19/04/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 6,17 tỷ đồng. Ngày 19, 20/4/2010 trả gốc, lãi, phạt chậm HĐTD Navibank, số tiền 5, 62 tỷ đồng. Ngày 21/4/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 3,55 tỷ đồng. Cùng ngày, trả lại số tiền 3,48 tỷ đồng. Ngày 04/05/2010 rút 1 phần gốc, số tiền 4,45 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank số tiền 0,97 tỷ đồng. Ngày 09/06/2010, rút 1 phần gốc , số tiền 5,95 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank số tiền 7,01 tỷ đồng. Ngày 18/06/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc , số tiền 18,54 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc. Ngày 09/7/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc , số tiền 31,49 tỷ đồng cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank, số tiền 1,19 tỷ đồng.

Số lượng phát hành: 10.000.000 trái phiếu. Tổng trị giá 1.000 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kỳ hạn 05 năm

từ 31 – 12 - 2009 đến 31 – 12 - 2014, lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TSBĐS: toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỷ đồng

CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng: ông Đặng Nhứt là chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên HĐQT. Ông Đặng Thành Tâm đồng thời là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30/12/2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng có đủ chữ ký của 7/7 thành viên HĐQT ( bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm)

Đến 07/03/2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng là 441 tỷ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu là 233 tỷ đồng.

Dòng tiền liên quan: Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng từ 01/01/2009 đến 31/12/2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, việc này Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu ( 1.000 tỷ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29/2/2012 (208 tỷ đồng) đã được đầu tư vào hạng mục khác của công ty. Như vậy, Công ty đã dùng một phần tiền Navibank đầu tư trái phiếu vào mục đích đầu tư khác, sai mục đích.

Vẫn phải chờ Thủ tướng chỉ đạo việc xử lý.

Ngày 18-9-2012, sau 3 lần hẹn gặp, PV báo CCB Việt Nam đã được gặp đại diện của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó vụ trưởng vụ 1 và được biết, việc Ngân hàng Phương Tây có những sai phạm về sử dụng các hợp đồng ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng Phương Tây cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Tâm là sự thật. Hiện theo kết luận thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ những vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra Ngân hàng Phương Tây và sẽ theo chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý các vi phạm này.

Những việc làm trên của ông Đặng Thành Tâm và những người có liên quan trong gia đình đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật, rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý kịp thời.

http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1314&Chitiet=13548&Style=1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét