Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG NGHIÊN CỨU TỪ CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH

Maria J. Stephan, Forreign Policy
Dịch bởi CTV Phía Trước
trích từ: "Những người Biểu Tình Hồng Kông Giành Thắng Lợi Bằng Cách Nào ?"

Kinh nghiệm từ các những phong trào biểu tình trong suốt hơn một thế kỷ qua cho thấy cuộc Cách mạng Ô của các sinh viên Hồng Kông cần tới sự giúp đỡ về mặt kinh tế, các hành động châm biếm đối phương, và hơn hết là sự kiên nhẫn dài lâu.  

Đừng nghĩ rằng chúng tôi sẽ sớm đầu hàng. Đây cơ bản chỉ là một cuộc chiến về sự kiên nhẫn và thử thách khả năng kiên cường của chúng tôi,” Joshua Wong, vị lãnh đạo sinh viên 17 tuổi của những cuộc biểu tình dân chủ Hồng Kông, đã tweet vào thứ Ba vừa qua. 

Trong những tuần vừa qua, với cơ cấu tổ chức tốt và những quy tắc chặt chẽ những người biểu tình đã giáng nhiều đòn mạnh vào đối phương: hàng chục nghìn người tham gia vào các cuộc biểu tình trên các con đường đại lộ trung tâm, yêu cầu Đặc khu trưởng Hồng Kông Leung Chun-ying từ chức và đe dọa chiếm đóng các tòa nhà chính phủ. Trong phong trào biểu tình Chiếm Trung tâm (Occupy Central), liên đoàn sinh viên, và các nhóm đối lập khác đã kêu gọi người dân đình công hàng loạt trong khi tuyên bố rằng họ sẽ không lùi bước cho tới khi yêu cầu tự do bầu cử của họ được chấp nhận. Tuy nhiên, hiện giờ đà xung kích có xu hướng chậm dần, và những người quan tâm tới phong trào dân chủ này đang tự hỏi, tiếp theo sẽ là gì?

Bắc Kinh có vẻ sẽ tiếp tục (và chiến thắng) cuộc chiến, gây tiêu hao nhuệ khí của cuộc nổi dậy này. Thách thức lớn nhất đối với phong trào dân chủ Hồng Kông hiện nay là duy trì tạo áp lực lên chính quyền Trung Quốc trong khi phải kiên cường chống cự sự đàn áp không thể tránh từ phe chính quyền, và tìm ra biện pháp làm lung lay những trụ cột ủng hộ Bắc Kinh ở Hồng Kông. Để vượt qua được thử thách này, những người biểu tình cần tìm ra được sự cân bằng giữa khoảng thời gian gián đoạn và cả cuộc chiến, để hoạt động cả trong và ngoài các tổ chức chính trị và pháp lý truyền thống, và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh dai dẳng trong nhiều năm.

Phải đối mặt với một gã khổng lồ đáng sợ như nhà nước Trung Quốc, liệu rằng những người thuộc phe đối lập đầy lịch sự và hiểu biết của Hồng Kông sẽ có hi vọng giành được tháng lợi hay không? Tôi và Erica Chenoweth, đồng tác giả Why Civil Resistance Works với tôi, đã thống kê được khoảng 53% trường hợp thành công trong số những chiến dịch bất bạo động nhằm lật đổ chế độ đương nhiệm tương tự trên thế giới trong giai đoạn 1900-2006. Trong vòng khoảng một thập kỷ của khoảng thời gian đó, các nhà dân chủ sử dụng nhiều chiến dịch bất bạo động hơn vũ trang – thậm chí khi những chiến dịch bất bạo động đó hoàn toàn thất bại. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra và duy trì không gian dân sự như một nhân tố chính yếu trên con đường mang lại dân chủ.

Đối với phong trào dân chủ ở Hồng Kông, chiến thắng nghĩa là họ được chấp nhận quyền bầu cử tự do đích thực và thiết lập chính quyền dân chủ trên mảnh đất Hồng Kông. Ngay cả khi liên tục gây sức ép buộc Đặc khu trưởng Hồng Kông phải từ chức, phong trào vẫn chưa có hi vọng sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng là một chính quyền tự trị cho phép họ tự do bầu cử người lãnh đạo. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những phong trào bất bạo động thông thường kéo dài trong thời gian khoảng 3 năm (ngược lại với các phong trào vũ trang, thường là 9 năm). Do đó, chúng tôi hướng tới một tầm nhìn xa hơn: đây không phải là cuộc đấu tranh sẽ biết ngay được kết quả chỉ trong vài ngày. Wong đã từng phát biểu rằng phong trào cải cách quyền bầu cử này sẽ là một “cuộc chiến thế hệ”(generational war).

Phong trào đã có một khởi đầu khá ấn tượng. Các nhà dân chủ Hồng Kông đã thể hiện được năng lực tổ chức và sức sáng tạo vượt trội của mình. Mặc dù Hồng Kông được biết đến với tinh thần phản kháng quật cường, nhưng không ai có thể tưởng tượng ra số lượng người tham gia quá lớn và khả năng tự tổ chức đáng ngưỡng mộ đến thế của “Phong trào Ô”. Hàng tháng trời tự nghiên cứu và xây dựng các hoạt động truyền thông hiệu quả đã góp phần tạo đà cho các cuộc biểu tình quy mô lớn Ngày độc lập. Sự táo bạo của tuổi trẻ và hành động vượt rào, theo sau bởi các hành động đáp trả phản tác dụng của cảnh sát, đã khuyến khích số người biểu tình tăng đột biến.

Với sự góp mặt của không ít báo giới Hồng Kông và quốc tế, quyền tự do truy cập internet (ít nhất khi còn trên đất Hồng Kông), và cách sử dụng "Firechat" nhắn tin trong nội bộ người tham gia khá thông minh, phong trào dân chủ đã giành được một số chiến thắng trên mặt trận truyền thông. Những người tham gia phong trào cũng duy trì những quy tắc bất bạo động nghiêm ngặt khiến cách ứng xử của cảnh sát chống bạo động và lời cáo buộc của Bắc Kinh cho rằng những người biểu tình là chỉ một đám côn đồ trở nên có phần hơi thái quá.

Dù vậy, phong trào dân chủ Hồng Kông vẫn cần phải nghiên cứu, học hỏi và áp dụng những bài học chiến lược từ các chiến dịch tương tự khác trên thế giới.

Quy mô và tính đa dạng của thành phần tham gia trong các phong trào phản kháng dân sự Hồng Kông đã gần như đạt được thành công, và phong trào chỉ cần phát triển hơn thôi. Các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông đã thu hút hàng chục nghìn – thậm chí hàng trăm nghìn - người tham gia, từ trẻ tới già, đàn ông tới phụ nữ, cả người theo Kito giáo, Đạo giáo hay Phật giáo, từ cán bộ viên chức tới công nhân. Nhưng những người biểu tình mới chỉ tập trung vào số lượng tham gia, do vậy đến thời điểm này phong trào dân chủ ấy cần tới cả sự ủng hộ từ những trụ cột trong cộng đồng doanh nghiệp, dù đang ở vị trí trung lập hay ủng hộ Bắc Kinh. 

Khi những người dân Philippine lật đổ "bè phái tư bản" của chế độ Ferdinand Marcos, họ đã huy động được sự giúp đỡ từ cộng đồng doanh nhân của trung tâm tài chính Makati đầy quyền lực, hay những doanh nghiệp và và nhỏ Ukraine đã đóng một vai trò khá qua trọng trong phong trào Maidan. Chiến dịch tẩy chay người tiêu dùng nhằm thể hiện đồng minh với Bắc Kinh và việc lập “danh sách trắng” (white list) các doanh nhân ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông là một cách thúc đẩy nền kinh tế. Điều này chỉ giúp cho phong trào dân chủ nghĩ tới nhiều chiến thuật đa dạng khác: một nhân tố thiết yếu nữa của những cuộc phản kháng dân sự thành công.

Đổi mới chiến thuật duy trì các phong trào đấu tranh luôn tràn đầy sinh lực và đàn hồi tốt, và có thể khiến đối thủ của họ mất cảnh giác, cũng như tạo đà gây áp lực cực độ lên phe đối lập. Cho tới nay, phong trào dân chủ Hồng Kông mới chỉ hoàn toàn dựa vào các cuộc biểu tình tập trung như biểu tình ngồi (sit-ins) và biểu tình đường phố. Những phương pháp này sẽ không duy trì được lâu, nhanh chóng suy giảm về quy mô tham gia, và dễ dàng bị đàn áp. Một trong những bằng chứng các nhà phân tích đưa là cuộc biêu tình của sinh viên Trung Quốc năm 1989, họ chỉ mắc một lỗi chiến thuật duy nhất khi chiếm đóng chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn quá lâu.

Những thay đổi về chiến thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như các thợ mỏ đồng ở Chile, những người đóng vai trò chính trong phong trào dân chủ lật đổ August Pinochet, đã nhận ra khi nào nên tránh đối đầu trực tiếp với lực lượng an ninh. Thay vì những trận đánh dốc, các thợ mỏ và những vị lãnh đạo dân chủ khác đã kêu gọi người dân Chile biểu tình đi bộ thật chậm trên các tuyến đường để phản đối chế độ Pinochet, và đập nồi chảo trong một khoảng thời gian nhất định để cùng nhau tạo lên điệp khúc của sự thánh thức trên toàn quốc gia. Hay các nhà hoạt động chống tham nhũng Thổ Nhĩ Kỳ đã vận động phần lớn dân chúng bật và tắt đèn liên tục trong một phút mỗi đêm, một hành động góp phần vào chiến thắng của họ trong chiến dịch soi sáng nạn tham nhũng năm 1997. Những chiến thuật mang tính tượng trưng này giúp duy trì tính thống nhất và sự đoàn kết trong khi chuẩn bị cho các hoạt động mạnh mẽ (và nguy hiểm) hơn.

Sau khi phân tích các trường hợp tương tự, tôi thấy phong trào dân chủ này sẽ cần phải đánh phủ đầu và tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ giới cầm quyền chính trị và kinh tế Hồng Kông nếu muốn đạt được mục đích của họ. 

Một trong những dẫn chứng rõ nhất là chiến dịch tẩy chay khách hàng của một vài doanh nghiệp trong phong trào chống phân biệt chủng tộc ở Châu Phi đã gây sức ép lên các thương nhân da trắng buộc chính quyền phải ngồi vào bàn đàm phán với Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Các hoạt động truyền thông và diễn kịch trên phố đầy thông minh, châm biếm châm chọc các thành viên tham nhũng trong chính phủ và doanh nghiệp là một trong những phương pháp đúng hướng được các tổ chức dân chủ Serbia (chống lại Slobodan Milosevic) và Ukraine (chống lại Viktor Yanukovych) sử dụng. Thiết lập các phần thưởng cộng đồng cho các lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn lao động ủng hộ dân chủ cũng góp phần khuyến khích thay đổi lòng trung thành của các doanh nghiệp lớn chống đỡ quyền lực của Bắc Kinh ở Hồng Kông.

Tất cả những phương pháp trên nên được thực hiện trong khi tiến hành phong trào đấu tranh. Hầu hết các cuộc đấu tranh lớn đều phải giữ được sự thống nhất giữa mục tiêu, người lãnh đạo và chiến thuật – đặc biệt khi phải đối mặt với một kẻ thù được coi là khá chuyên nghiệp trong việc kết hợp các hoạt động dụ dỗ và đàn áp. Có thể sẽ sắp tới thời điểm phong trào dân chủ Hồng Kông phải nhượng bộ phần nào để nắm được chiến thắng toàn vẹn, và khi thời điểm đó đến, rất có thể sẽ tác dụng tích tực nếu những nhân vật chủ chốt trong phe đối lập đưa ra quyết định. Khi phong trào Ba Lan Đoàn kết do Lech Walesa lãnh đạo lớn mạnh tới mức ép phe đối lập phải ngồi vào bàn đàm phán, cuộc gặp gỡ chính thứcvới các thành viên đảng Cộng sản được phát thanh trực tiếp tới người dân Ba Lan để họ nắm được tường tận việc đang diễn ra bên trong. Ban lãnh đạo phong trào ở Hồng Kông có thể đi tới một chiến lược hiện đại nào đó tương đương với phương pháp truyền thông này.

Phong trào Ba Lan Đoàn kết cũng có thể coi là một bài học đáng nghiên cứu vì khả năng tự quản lý và tổ chức của họ nằm ngoài tầm kiểm soát của đảng Cộng sản. Tương tự như thế, những người Albania ở Kosovo đã xây dựng một quốc hội và các cơ quan nhà nước song song thoát khỏi sự cai trị của Belgrade trước khi giải phóng lãnh thổ. Phong trào dân chủ Hồng Kông đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến khá thành công, mặc dù không chính thức về hệ thống chính trị tương lai.

Phong trào dân chủ Hồng Kông không thiếu những nhà tư tưởng tài ba, đầy mưu lược. Phong trào đã chứng minh được sự trưởng thành và thông minh qua các hành động vừa rồi. Tuy nhiên, kẻ thù của họ cũng không phải dễ chơi với sự cương quyết và nguồn lực dồi dào hiện nay. Vì thế chúng ta vẫn sẽ phải chờ xem liệu những người biểu tình Hồng Kông có vượt mặt đối thủ hách dịch kia và duy trì ngọn lửa dân chủ cháy mãi được hay không. Ở một mặt nào đó, nếu những “người cầm ô”có thể kiên cường tiếp tục con đường tranh đấu còn đầy chông gai trước mắt, có lẽ họ sẽ giành được những thắng lợi tuyệt vời hơn cẩ những gì chúng ta đang mong đợi.

Nguồn: Phía Trước


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét