Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Được rồi. Thế là chúng ta đang ở Việt Nam. Chúng ta đã hoàn tất
công việc của chúng ta với phía Việt Nam. Chúng tôi đang ở đây với viên chức
cao cấp Bộ Ngoại giao, người sẽ cung cấp cho quý vị một chút hiểu biết về công
việc của chúng tôi, sau đó chúng ta sẽ kết thúc công việc trong ngày và tạm nghỉ.
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Tốt lắm. Tốt lắm. Tất cả chỉ có vậy
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Cuộc họp này là về tin tức căn bản.
Được rồi. Thưa các bạn, xin nói một chút về các cuộc họp ngày hôm nay như
thế nào. Có lẽ trong tất cả các nước ở châu Á - trớ trêu thay lại là một nước cộng
sản - chính trong nội bộ chính phủ Việt Nam hiện có những cuộc tranh cãi căng
thẳng nhất về con đường phát triển. Họ có nhửng người như Bộ Trưởng Bộ Ngoại
Giao, nằm trong số những bô trưởng cởi mở (liberal) hơn, và về kinh tế những
người này có một ước muốn mãnh liệt và sâu sắc để có một mối quan hệ gần gũi
hơn với Hoa Kỳ, để cải thiện nhân quyền, và thực hiện các bước cần thiết về mặt
kinh tế hầu có thể thiết thực tham dự vào cộng đồng quốc tế. Trong nhiều khía cạnh,
tình trạng gần như mất phương hướng. Vì vậy, đối với một số người lớn tuổi hơn
một chút so với chúng ta đã từng có kinh nghiệm khác biệt về Việt Nam, việc
tương tác được với những người muốn thiết lập một loại quan hệ đối tác với Hoa
Kỳ, hơn hẳn với các quốc gia khác, là rất đáng chú ý.
Thành phần đó lại được cân bằng bởi một thành phần khác. Và lý do hôm nay
bà Ngoại Trưởng họp với Tổng bí thư Đảng Cộng sản là vì trong Bộ Chính trị và Bộ
An ninh Nhà nước cùng quân đội có những thành phần đang có quan ngại sâu sắc về
mối quan hệ với Hoa Kỳ.Họ đang lo lắng về sự nhiễm độc (vế tư tưởng). Họ lo lắng
về những bất ổn ngày càng tăng trong dân chúng về các vấn đề lao động. Và họ rất
thận trọng đối với những nhà bất đồng chính kiến lâu đời như Cha Lý và các nhà
đấu tranh tương tự khác.
Các bạn, vấn đề thú vị chính là vai trò của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến cuộc
tranh luận này. Vì vậy, những gì đang xảy ra ngay bây giờ - và có lẽ các bạn
đang nhìn thấy - một trong những khía cạnh thú vị nhất bên trong Việt Nam chính
là đa phần bộ máy đàn áp đang thực sự nhằm vào những người biểu tình chống
Trung Quốc, mà chính phủ muốn cẩn thận không để vượt ra ngoài vòng kiểm soát .
Gần đây, có tinh thần chống Trung Quốc sâu đẩm phát sinh do nỗ lực từ phía
Trung Quốc tự nhận là của họ các khu vực chỉ cách xa bời biển Việt Nam 60-70 dặm,
hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền 200 dặm của Việt Nam.
Do đó, tất cả người Việt hiện nay, kể cả những người bảo thủ, đều đang nói rằng
họ muốn có một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Họ muốn chúng ta dể dàng
hơn trong chính sách của chúng ta về một số hạng mục quốc phòng. Họ muốn có một
mối quan hệ gần gũi hơn, và họ muốn chúng ta rõ ràng và cứng rắn về quan điểm của
chung ta trong vùng Biển Đông. Thật không thể phủ nhận rằng mối quan hệ của
chúng ta đã được cải thiện đáng kể với Việt Nam.
Và những gì đang xảy ra ở châu Á nói chung chính là VietNam đã trở thành một điạ
điểm thứ hai, dù rằng vẫn còn một phần lớn đầu tư đi đến Trung Quốc, nhưng ngày
càng nhiều nước đang lựa chọn Việt Nam cho những cuộc đầu tư lớn. Vì vậy,
điều mà Ngoại trưởng vừa đề cập, phần thưởng Intel, một chương trình sản xuất
chip vô cùng lớn, vốn đưọc khởi đầu ở Trung Quốc, nhưng càng ngày, Nhật Bản và
các quốc gia khác đang hướng về Việt Nam.
Và vì vậy những gì chúng ta đang cố gắng để làm là tham dự về cơ bản, nhưng làm
rõ cho họ rằng nếu họ muốn có một mối quan hệ tốt hơn với chúng ta, họ sẽ phải
thực hiện các bước cần thiết về mặt kinh tế và họ sẽ phải cải thiện các thành
tích nhân quyền của mình, mà trong thực tế, trong một số trường hợp đã bị xấu
hơn hơn là cải thiện.Và đó là bức tranh tổng thể của chúng ta.
Những gì đã xảy ra trong vài tuần qua đã thực sự tạo sinh khí cho việc lãnh đạo,
và hiếm khi tôi nhìn thấy họ chú ý, mong muốn và cần đến một mối quan hệ tốt
hơn với Hoa Kỳ như vậy. Đó là các tin tức chinh hôm nay. Nhưng có lẽ quốc
gia này có tiềm năng cho một mối quan hệ được cải thiện là đáng kể nhất. Chỉ
xin cung cấp cho các bạn một bối cảnh về việc này, đó là khi tôi làm việc tại Lầu
Năm Góc trong những năm 1990, lần đầu tiên chúng tôi đã mở ra mối quan hệ ngoại
giao quân sự với quân đội của họ. Thật không thể tin được rằng có ngày Bộ trưởng
Quốc phòng sẽ đi đến Vịnh Cam Ranh, nơi rất ít tàu Mỹ đến thường xuyên. Hiện
nay, điểu đó không phải là điều đặc biệt gây tranh cãi. Vì vậy, tiềm năng lất lớn
sẽ xảy ra.
Xin hết. Hẹn các bạn ngày mai
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Hãy kết thúc phần việc về Việt Nam đã, sau đó chúng ta sẽ đi
vào phần việc khác ...
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Được .
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Có câu hỏi nào về Việt Nam trước khi chúng ta sang một vấn đề
khác không?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Các bạn phải chắc chắn về những người điều khiển
trên mặt đất...
HỎI: Có thể cho chúng tôi biết một chút về Đảng Cộng sản? - nhiệm kỳ của
nó?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Vâng.
CÂU HỎI: Phải nói từ khi ...
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: (không nghe được)
HỎI: Vấn đề nhân quyền đi đến đâu ?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Vâng, công bằng mà nói, những gì hấp dẫn nhất-
một lần nữa, với các Bộ Ngoại giao và những ban bộ khác - chính là họ khá thông
cảm với các thúc đẩy của chúng ta ở nhiều khía cạnh, và họ hiểu rõ những gì là
cần thiết để Việt Nam có được một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Và một lần
nữa, lý do mà chúng tôi muốn gặp những người bên phía Đảng là vì những phản đối
mà chúng tôi nghe được. Ngoại trưởng Clinton đã nêu hết sức rõ ràng và chắc chắn,
với những tên tuổi cụ thể để hỏi lý do tại sao đến nay các trường hợp này,
trong đó có một số trường hợp từng nêu lên trong nhiều năm, và một số vấn đề
quan trọng như trường hợp cha Lý, không có tiến triển mấy hoặc không hề tiến
triển gì."
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Còn câu hỏi gì về Việt Nam nữa không?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Và tôi - à không - và tôi nghĩ , rất chân thực
rằng, phản ứng của ông ấy -ông ta cảm thấy khó chịu trong cuộc trao đổi, và tôi
nghĩ rằng thời gian sẽ trả lời. Nhưng tôi nghĩ đến việc ông ta đã dự phiên
họp - và nghĩ đến những gì chúng ta đang thấy ngày càng nhiều người ở phía cao
cấp đang dần nhận ra rằng điều này là cần thiết cho họ .
HỎI: Thế chính bác bạn [US] yêu cầu gặp gỡ ? Chứ không phải là ông ta ...
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Vâng.
HỎI: Được.
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Ồ, không, chúng tôi yêu cầu. Chúng
tôi yêu cầu. Thực ra , rất khó để gặp ông ta. Ông ấy không phải như vậy,
ông ấy thường không gặp - và bạn có thể nhận biết khi một số người không thoải
mái trong một số cuộc họp, rõ ràng ông ấy bình thường, nhưng ông ấy không phải
là phải là loại người quen với việc ngồi xuống để một ai đó tra hỏi về những vấn
đề nhân quyền với mình.
Nguồn: US
State Department
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/tuong-thuat-ac-biet-tai-cuoc-hop-cac.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét