Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NỀN GIÁO DỤC BẠI HOẠI SAU 40 NĂM

Giao Pham
23-12-2015



Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn trước thập niên 60s. Ngay từ khi còn nhỏ ở các lớp tiểu học, chúng tôi đã được dạy dỗ rất kỹ về hai môn Công Dân và Đức Dục, trước khi biết làm toán cộng trừ, nhân chia.


Chúng tôi ngoài những việc thảo kính cha mẹ, thương yêu người thân, chúng tôi còn được giáo dục việc giúp đỡ những người thân cô, già yếu và phụ nữ. Chúng tôi luôn được chỉ bảo cho những cách đối xử với người đồng loại khi họ cần dựa trên tình yêu thương chia sẻ.

Ở các nẻo đường, thay vì các băng rôn, các bảng hiệu ra rả kêu gọi dân chúng đóng tiền nuôi Đảng, khoe khoang thành tích đánh Mỹ diệt Ngụy, thay vì các lời kêu gọi trống rỗng, nửa đêm thoát xác trở thành khu phố văn hóa, hay những câu chào mừng thành tích đại hội Đảng, thì chúng tôi được học cách đối xử với nhau tốt đẹp, xứng đáng để gọi nhau là đồng bào.

Chúng tôi chỉ thấy những câu này trên đường phố:
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng
- Một miếng khi đói, bằng một gói khi no
- Lá lành đùm lá rách. Lá rách đùm lá tả tơi
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Thấy người hoạn nạn ta thương, thấy người già cả qua đường nắm tay

Còn nhiều nữa mà tôi không nhớ ra hết được.

Xã hội chúng tôi ở thời đó không có cảnh dũng sĩ bắt cướp như ngày nay. Lại càng không có cảnh dân bắt được cướp thì tự cùng nhau xử tội như thời Trung Cổ. Chúng tôi sống trong luật lệ công bằng bác ái. Lại càng không có cảnh thấy người hoạn nạn ngoảnh mặt làm ngơ.

Xã hội thời đó không có cảnh dân trói gô tên trộm, rồi đánh cho tới chết. Không bao giờ có cái cảnh ăn cắp một con chó thì phải đền mạng. Nhất là không có cảnh lột hết quần áo của một cô gái, vì mang tội lường gạt, trói vào gốc cây trần truồng trước ông đi qua bà đi lại, mà không có lấy dù chỉ một người, có lòng xót thương, đứng ra che cho cô manh áo hay cái quần.

Xã hội thời đó không có cảnh 4-5 em học sinh nữ xúm vào đánh tả tơi một người bạn cùng lớp, rồi lại còn lột trần truồng bạn mình ra giữa phố đông người để các bạn khác quay phim cười hỉ hả. Có khi cả bọn đã không làm gì để cản ngăn mà lại đứng ngoài hoặc cổ võ hoặc xúi bẩy.

Xã hội chúng tôi thời đó không có cảnh 4-5 em nam sinh, xúm vào đánh nhừ tử một bạn gái cùng lớp, không có gì để kháng cự trong khi các bạn trai khác quay phim cười hô hố.

Xã hội chúng tôi thời đó không có quá nhiều thứ mà xã hội này đầy dẫy chỉ sau 40 năm. Tôi không thể nào kể hết.

Bởi chúng tôi đến trường để học LỄ trước khi học VĂN và nhất là chúng tôi không bị nhồi sọ học tập tư tường cũng như "ĐẠO ĐỨC" của họ Hồ

Xã hội chúng tôi thuở ấy Thượng Làm Gương, Hạ Học Hỏi chứ không như xã hội bây giờ Thượng Bất Chính để Hạ Tắc Loạn.

Xã hội chúng tôi thuở ấy không có cảnh người đánh người trái phép.

Xã hội chúng tôi thuở ấy người ta dùng cái tình để đối xử với nhau.


Xã hội ngày ấy công an mặc quân phục và du đãng lấy cái đạo nghĩa anh hùng, lời nói quan trọng để đối xử với nhau và với dân.

Công An không nấp bóng Du Đãng và Du Đãng không giả danh Công An.

Người Công An trọng danh dự. Bọn Du Đãng trọng nghĩa khí.

Mỗi ngành ai có cái hào hùng cũng như tư cách của bộ áo họ mặc trên người.


Và nhất là:

Người lãnh đạo thuở ấy hi sinh lợi riêng mà lo cho dân.
Ai nấy chịu hoàn toàn những trách nhiệm mà họ được giao phó
Và hơn bao giờ hết, họ tuẫn tiết cho lý tưởng cao cả của họ.
Họ thà chết chứ không hèn với giặc.
Họ thà chịu tiếng bại tướng nhưng họ vì dân.
Họ đầu hàng để người dân kh3oi bị sát hại rồi họ quay súng tuẫn tiết vì thua trận

Tôi không dám xem hết đoạn clip này vì cái tính cách dã man hung tợn của nó. Trái tim tôi như đang chảy máu vì uất hận.

Người thanh niên đã quá tàn nhẫn với hai ông bà già qua cách đánh đập họ trên suốt đoạn đường mà không một ai đứng ra ngăn cản.

Người dân đã quá hung bạo khi dắt họ diễu hành nhục nhã trên đường phố chỉ vì tội móc bóp.

Nhưng cái dã man nhất vẫn là sự hèn hạ, không ai dám đứng ra ngăn cản những hành vi đầy thú tính của đám đông.

Ngày nay không có anh hùng hảo hán như chúng tôi thời còn trẻ.
Ngày nay thanh niên hèn mạt dựa vào đám đông để hành xử như côn đồ, nhưng lại nhu nhược khi thấy cảnh sai trái gây ra từ phía chính quyền.
Ngày nay thanh niên hèn mạt không dám đứng ra làm kẻ trượng phu người cô thế già cả hay phụ nữ yếu đuối.

Dân tộc tôi sao đến nỗi này?
Người dân Việt sao hóa kiếp như ngày nay?

Nếu không xóa bỏ nền giáo dục bất nhân hiện tại - đất nước Việt Nam sẽ không có lý do gì để tồn tại

@Giao Pham, FB



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét